Nghị định 764-TTg năm 1956 Điều lệ đăng ký hộ tịch

Số hiệu 764-TTg
Ngày ban hành 08/05/1956
Ngày có hiệu lực 02/06/1956
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phan Kế Toại
Lĩnh vực Quyền dân sự

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 764-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 1956

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 764-TTG, NGÀY 8/5/1956 BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành bản Điều lệ đăng ký hộ tịch kèm theo nghị định này.

Điều 2: Bản điều lệ này bãi bỏ các thể lệ về đăng ký hộ tịch đã ban hành trước đây.

Điều 3: Bản điều lệ này thi hành kể từ ngày được công bố.

Điều 4: Ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Phan Kế Toại

 

ĐIỀU LỆ

ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH

Mục I : ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1: Bản điều lệ này quy định những nguyên tắc và thủ tục đăng ký các việc sinh, tử, kết hôn, sửa chữa các điều đã đăng ký ; ghi chú các việc thay đổi về hộ tịch và cấp phát giấy chứng nhận các việc ấy.

Điều 2: Việc đăng ký hộ tịch do Uỷ ban hành chính cấp cơ sở phụ trách (Uỷ ban hành chính xã, thị trấn, thị xã, khu phố) và phải làm tại trụ sở Uỷ ban hành chính có mặt các người có quan hệ như người đương sự, người đứng khai, người làm chứng tuỳ theo từng loại việc.

Giấy chứng nhận hộ tịch do chủ tịch Uỷ ban hành chính ký và đóng dấu Uỷ ban; chủ tịch có thể uỷ quyền cho phó chủ tịch hay một uỷ viên ký thay.

Điều 3: Trong sổ hộ tịch không được viết tắt, không được tẩy hoặc viết đè chữ nọ lên chữ kia, không được viết hai thứ mực; những chữ về ngày, tháng, năm không được viết bằng chữ số.

Nếu có sửa chữa điều gì thì phải chú thích ở dưới là xóa hay thêm mấy chữ và phải do uỷ viên phụ trách ký nhận.

Khi ghi chép xong phải đọc lại cho mọi người nghe nhận là đúng và ký tên. Nếu có người không ký được thì Uỷ ban phải ghi rõ.

Đăng ký xong, Uỷ ban phải cấp ngay cho người đứng khai một bản sao không lấy tiền.

Điều 4: Mỗi loại việc hộ tịch phải đăng ký vào một thứ sổ riêng; mỗi thứ sổ phải có hai quyển làm theo các mẫu đính kèm bản điều lệ này.

Đến cuối năm sau khi khoá sổ, thì gửi một quyển lên Uỷ ban hành chính tỉnh hay thành phố, và lưu một quyển ở Uỷ ban hành chính cấp cơ sở.

Điều 5: Đỗi với những việc sinh, tử, kết hôn trước ngày công bố thi hành bản điều lệ này, nếu chưa đăng ký thì có thể xin đăng ký quá hạn; nếu đăng ký rồi mà sổ sách giấy tờ bị thất lạc không xin được bản sao hoặc chỉ làm giấy khai danh dự, thì có thể xin đăng ký lại. Người đương sự sẽ làm đơn xin đăng ký ở nơi đã xảy ra sự việc. Trường hợp đặc biệt có thể xin đăng ký ở nơi hiện đang cư trú.

Điều 6: Sổ sách hộ tịch cũ và giấy chứng nhận hộ tịch cũ của chính quyền đối phương để lại, giấy chứng nhận hộ tịch của chính quyền miền Nam nói chung được công nhận.

Khi cấp bản sao cho nhân dân, Uỷ ban hành chính sẽ làm theo mẫu của bản điều lệ này.

Điều 7: Cán bộ, nhân viên nào vì sơ xuất hoặc cố ý làm hư hỏng, mất mát sổ sách hộ tịch, làm sai hoặc làm chậm việc đăng ký sẽ bị phạt theo pháp luật.

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ