Nghị định 4-CP năm 1961 Điều lệ đăng ký hộ tịch do Hội đồng Chính phủ ban hành

Số hiệu 4-CP
Ngày ban hành 16/01/1961
Ngày có hiệu lực 01/04/1961
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Hội đồng Chính phủ
Người ký Phạm Văn Đồng
Lĩnh vực Quyền dân sự

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 4-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 1961

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 16 tháng 12 năm 1960,

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1. Nay bãi bỏ bản điều lệ đăng ký hộ tịch kèm theo nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 764/TTg ngày 8 tháng 5 năm 1956, và ban hành bản điều lệ đăng ký hộ tịch mới kèm theo Nghị định này.

Bản điều lệ đăng ký hộ tịch mới này sẽ được thi hành kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1961.

Điều 2. Ủy ban hành chính các khu tự trị và Ủy ban hành chính các khu, tỉnh trực thuộc Trung ương có vùng dân tộc thiểu số sẽ căn cứ vào bản điều lệ này mà quy định những điểm châm chước cho thích hợp với hoàn cảnh, phong tục, tập quán của miền núi, quy định này phải được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn.

Điều 3. Ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn Ủy ban hành chính các cấp thi hành bản điều lệ kèm theo Nghị định này.

 

 

TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ




Phạm Văn Đồng

 

ĐIỀU LỆ

ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH
(sinh, tử, kết hôn)

Đăng ký hộ tịch là ghi vào sổ của Ủy ban hành chính cơ sở những việc sinh, tử, kết hôn và những việc có liên quan như nuôi con nuôi, nhận con ngoài giá thú, nhận cha mẹ đẻ, thay đổi quốc tịch, thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính ngày, tháng, năm sinh. Mục đích là để chứng nhận lý lịch, quan hệ gia đình, xác định nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người.

Đăng ký hộ tịch còn là biện pháp hành chính nhằm góp phần bảo đảm việc thi hành luật hôn nhân và gia đình.

Đăng ký hộ tịch còn có mục đích quan trọng nữa là phục vụ công tác thống kê dân số và tính toán tỷ lệ tăng giảm tự nhiên của dân số, để cho Nhà nước có căn cứ lập kế hoạch và các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học có tài liệu nghiên cứu những biện pháp nhằm nâng cao đời sống và tuổi thọ của nhân dân.

Để đạt những mục đích nói trên, bản điều lệ đăng ký hộ tịch này quy định thủ tục đăng ký theo phương châm:

- Đơn giản, dễ dàng để cho nhân dân khai và xin đăng ký các việc sinh, tử, kết hôn được đầy đủ và đúng hạn, đồng thời bảo đảm các việc đăng ký được chính xác để giữ gìn giá trị của những giấy chứng nhận hộ tịch và phục vụ yêu cầu của ngành Thống kê.

- Phù hợp với tình hình thực tế của nước ta, có chú ý đến tình hình vùng nông thôn và miền núi hiện nay.

Chương 1.

ĐĂNG KÝ VIỆC SINH

Điều 1. Trong hạn 30 ngày kể từ ngày đẻ con, cha hay mẹ phải khai sinh cho con tại Ủy ban hành chính cơ sở nơi cư trú.

Nếu cha hay mẹ không đi khai được thì phải nhờ người thân thuộc, người láng giềng, người bạn đi khai thay, trong thời hạn nói trên.

Điều 2. Khi khai sinh phải xuất trình giấy chứng sinh do cơ quan y tế đã đỡ đẻ cấp. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì có thể xuất trình giấy chứng nhận do người chịu trách nhiệm về hành chính ở xóm, bản, phố hay cơ quan, xí nghiệp, công, nông trường cấp.

Khi khai sinh phải khai rõ:

- Họ và tên của đứa trẻ.

- Trai hay gái.

- Ngày, tháng, năm sinh.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ