Nghị định 44-CP năm 1961 về điều lệ khai thác và sử dụng điện báo và điện thoại do Hội Đồng Chính Phủ ban hành

Số hiệu 44-CP
Ngày ban hành 24/04/1961
Ngày có hiệu lực 24/04/1961
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Hội đồng Chính phủ
Người ký Lê Thanh Nghị
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 44-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 1961 

 

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH ĐIỀU LỆ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN BÁO VÀ ĐIỆN THOẠI

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Theo đề nghị của ông Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 18 tháng 10 năm 1960,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Để việc phục vụ thông tin liên lạc bằng điện báo, điện thoại thích ứng với tình hình phát triển kinh tế và văn hóa, nay ban hành điều lệ khai thác và sử dụng điện báo, điện thoại kèm theo nghị định này;

Điều 2. – Điều lệ khai thác sử dụng điện báo, điện thoại này thi hành từ ngày 24 tháng 04 năm 1961.

Điều 3. – Ông Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện có trách nhiệm hướng dẫn thi hành điều lệ này.

 

 

T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG

 


 
Lê Thanh Nghị

 ĐIỀU LỆ

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN BÁO, ĐIỆN THOẠI

Chương 1:

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. – Bưu điện là cơ quan duy nhất được quyền tổ chức và khai thác điện báo, điện thoại để phục vụ thông tin trong nước và với nước ngoài cho các cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể và nhân dân.

Điều 2. – Chỉ có cơ quan Bưu điện mới có quyền đặt các thiết bị điện báo, điện thoại trên lãnh thổ nước Việt nam dân chủ cộng hòa và sử dụng các thiết bị đó để kinh doanh, trừ trường hợp quy định ở điều 3 dưới đây.

Điều 3. – Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức hệ thống điện báo, điện thoại riêng để phục vụ cho công tác thông tin liên lạc trong nội bộ quân đội, nhưng không được làm trở ngại đến mạng lưới điện báo, điện thoại của Bưu điện.

Ngành Đường sắt được đặt các thiết bị điện báo, điện thoại trên các tuyến đường sắt đang khai thác để phục vụ cho công tác của ngành Đường sắt, nhưng không được làm trở ngại đến mạng lưới điện báo, điện thoại của Bưu điện.

Các cơ quan hoặc xí nghiệp khác muốn đặt các thiết bị điện báo, điện thoại riêng để phục vụ cho cơ quan, xí nghiệp mình đều phải được Tổng cục Bưu điện thỏa thuận.

Điều 4. – Các cơ quan được phép đặt dây, máy điện báo, điện thoại riêng quy định ở điều 3, nếu muốn nối mạng lưới điện báo, điện thoại của mình vào mạng lưới điện báo, điện thoại của bưu điện thì phải được cơ quan Bưu điện đặt "đường dây trung kê". Các máy đặt liên lạc qua đường dây bưu điện đều phải chịu chế độ cước phí của bưu điện, nếu muốn kết hợp phục vụ cho cơ quan, xí nghiệp hay cá nhân khác thì dù có mục đích kinh doanh hay không đều phải được Tổng cục Bưu điện thỏa thuận.

Điều 5. – Các ngành Điện lực, Phát thanh, Truyền thanh và tất cả các ngành khác xây dựng các công trình đều có trách nhiệm bố trí để ngăn ngừa mọi sự quấy nhiễu đến mạng lưới điện báo, điện thoại sẵn có của Bưu điện.

Điều 6. – Cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể nào muốn mắc dây vào cột điện báo, điện thoại của Bưu điện thì phải có sự đồng ý của Bưu điện và phải chịu sự kiểm soát của Bưu điện về mặt kỹ thuật.

Điều 7. – Tổng cục Bưu điện căn cứ đề nghị của Khu, Sở, Ty Bưu điện có sự thỏa thuận của Ủy ban hành chính khu, tỉnh hay thành phố, quyết định mở hay đóng nghiệp vụ điện báo, điện thoại tại các Khu, Sở, Ty, Phòng Bưu điện.

Điều 8. – Tổng cục Bưu điện liên hệ với Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố để quy định thời gian mở cửa nhận điện báo, cho nơi điện thoại tại các khu, Sở, Ty, Phòng Bưu điện cho thích hợp với hoàn cảnh. 

Chương 2:

CÁC LOẠI ĐIỆN BÁO VÀ ĐIỆN THOẠI

A. ĐIỆN BÁO VÀ ĐIỆN THOẠI DÙNG Ở TRONG NƯỚC

Điều 9. – Căn cứ tính chất khẩn cấp và tầm quan trọng khác nhau, điện báo và điện thoại dùng ở trong nước được phân loại và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

[...]