Nghị định 41/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Số hiệu 41/2021/NĐ-CP
Ngày ban hành 30/03/2021
Ngày có hiệu lực 15/05/2021
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2021

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 82/2017/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 7 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH, MỨC THU TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị quyết số 101/2019/QH14 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV ngày 27 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“Điều 3. Trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất (sau đây gọi chung là chủ giấy phép) thuộc một trong các trường hợp sau đây phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước:

1. Đối với khai thác nước mặt:

a) Khai thác nước mặt để phát điện;

b) Khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt.

2. Đối với khai thác nước dưới đất:

a) Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt;

b) Khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

“Điều 4. Căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

1. Mục đích sử dụng nước, gồm:

a) Khai thác nước dùng cho sản xuất thủy điện;

b) Khai thác nước dùng cho kinh doanh, dịch vụ;

c) Khai thác nước dùng cho sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt;

d) Khai thác nước dưới đất dùng cho tưới cà phê, cao su, điều, chè, hè tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác;

đ) Khai thác nước dưới đất dùng cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc.

2. Chất lượng nguồn nước được xác định theo phân vùng chất lượng nước hoặc phân vùng chức năng nguồn nước trong các quy hoạch tài nguyên nước hoặc các quy hoạch về tài nguyên nước theo pháp luật về quy hoạch hoặc quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch hoặc trong quy hoạch chưa phân vùng thì căn cứ vào chất lượng thực tế của nguồn nước khai thác.

3. Loại nguồn nước khai thác gồm: Nước mặt, nước dưới đất.

4. Điều kiện khai thác;

[...]