Nghị định 211/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Cơ yếu về tiêu chuẩn trang phục, chế độ nghỉ và thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm đối với người đang làm công tác cơ yếu

Số hiệu 211/2004/NĐ-CP
Ngày ban hành 22/12/2004
Ngày có hiệu lực 12/01/2005
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 211/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 211/2004/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2004 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH CƠ YẾU VỀ TIÊU CHUẨN TRANG PHỤC; CHẾ ĐỘ NGHỈ VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH HÀNG NĂM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐANG LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cơ yếu ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cơ yếu về tiêu chuẩn trang phục, chế độ nghỉ và thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm đối với người đang làm công tác cơ yếu.

2. Người đang làm công tác cơ yếu quy định tại Nghị định này bao gồm những người đang công tác trong ngành cơ yếu hưởng lương theo bảng lương lực lượng vũ trang nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.

Điều 2. Nguồn kinh phí

Căn cứ định mức, tiêu chuẩn hiện hành, Bộ Tài chính bố trí dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách đối với người đang làm công tác cơ yếu theo quy định tại Nghị định này.

Chương 2:

TIÊU CHUẨN TRANG PHỤC; CHẾ ĐỘ NGHỈ VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐANG LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU

MỤC 1:

TIÊU CHUẨN TRANG PHỤC

Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm các tiêu chuẩn trang phục

1. Bảo đảm đáp ứng các nhu cầu cho sinh hoạt, công tác thường xuyên, huấn luyện, dã ngoại và sẵn sàng phục vụ các yêu cầu công tác đột xuất.

2. Bảo đảm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công tác cơ yếu, với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn.

3. Phù hợp với sự phát triển chung và đặc trưng của từng đối tượng cụ thể.

4. Phương thức bảo đảm tiêu chuẩn bằng tiền hoặc được cấp phát bằng hiện vật.

5. Khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hợp lý trong việc bảo đảm tiêu chuẩn.

Điều 4. Tiêu chuẩn trang phục của người đang làm công tác cơ yếu

1. Tiêu chuẩn trang phục thường xuyên, trang phục niên hạn và trang phục chống rét được cấp cho người đang làm công tác cơ yếu.

2. Tiêu chuẩn trang phục nghiệp vụ được trang bị cho người đang làm công tác cơ yếu trực tiếp thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, phục vụ chiến đấu và phục vụ công tác chuyên môn.

Điều 5. Danh mục tiêu chuẩn trang phục

Ban hành kèm theo Nghị định này danh mục tiêu chuẩn trang phục của người đang làm công tác cơ yếu.

Điều 6. Định mức trang phục

[...]