Nghị định 17/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 77/CP năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Số hiệu 17/2002/NĐ-CP
Ngày ban hành 08/02/2002
Ngày có hiệu lực 23/02/2002
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Vi phạm hành chính,Tài nguyên - Môi trường

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 2 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 17/2002/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 02 NĂM 2002 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 77/CP NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 1996 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Bộ Luật Hình sự năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 77/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản sau đây:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

"Điều 4. Phá rừng trái phép là hành vi chặt, phát đốt rừng và mọi hành vi vi phạm khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được phép nhưng làm không đúng giấy phép quy định, gây thiệt hại ở từng loại rừng thì bị xử phạt theo các mức như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Phá rừng sản xuất đến 0,02 ha.

b) Phá rừng phòng hộ đến 0,01 ha.

c) Phá rừng đặc dụng đến 0,007 ha hoặc quy ra hiện vật, giá trị cụ thể như sau:

Gỗ thông thường đến 0,2 m3 tròn.

Củi đến 1 Ster.

Lâm sản khác có giá trị đến 100.000 đồng (theo giá thị trường địa phương).

2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Phá rừng sản xuất từ trên 0,02 ha đến 0,1 ha.

b) Phá rừng phòng hộ từ trên 0,01 ha đến 0,05 ha.

c) Phá rừng đặc dụng từ trên 0,007 ha đến 0,03 ha hoặc quy ra hiện vật, giá trị cụ thể như sau:

Gỗ thông thường từ trên 0,2 m3 đến 0,5 m3 gỗ tròn.

Củi từ trên 1 Ster đến 4 Ster.

Lâm sản khác có giá trị từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng (theo giá thị trường địa phương).

3. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Phá rừng sản xuất từ trên 0,1 ha đến 0,2 ha.

b) Phá rừng phòng hộ từ trên 0,05 ha đến 0,1 ha.

c) Phá rừng đặc dụng từ trên 0,03 ha đến 0,07 ha hoặc quy ra hiện vật, giá trị cụ thể như sau:

Gỗ thông thường từ trên 0,5 m3 đến 1 m3 gỗ tròn.

Gỗ quý hiếm đến 0,5 m3 gỗ tròn.

[...]