Nghị định 14-CP năm 1992 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng

Số hiệu 14-CP
Ngày ban hành 05/12/1992
Ngày có hiệu lực 05/12/1992
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Vi phạm hành chính,Tài nguyên - Môi trường

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 14-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 1992

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 14-CP NGÀY 5-12-1992 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30-11-1989;
Để thực hiện thống nhất việc xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị định này bản "Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng".

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các quy định trước đây trái với quy định trong Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH
VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 14-CP ngày 5-12-1992 của Chính phủ)

Chương 1:

CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH KHÁC

Điều 1. Phá rừng trái phép.

1- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Phá rừng sản xuất từ 0,1 ha trở xuống.

b) Phá rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng từ 0,01 ha trở xuống.

2- Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Phá rừng sản xuất từ trên 0,1 ha đến 1 ha,

b) Phá rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng từ trên 0,01 ha đến 0,1 ha.

Trường hợp vi phạm có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

3- Những trường hợp vi phạm quy định ở khoản 1,2 Điều này thì còn bị tịch thu tang vật, buộc phục hồi lại rừng hoặc đền bù thiệt hại về rừng.

Điều 2. Khai thác rừng trái phép.

1- Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi: chặt cây lấy gỗ ở rừng sản xuất từ 0,500 m3 trở xuống, lấy củi từ 1 ste trở xuống; các loại lâm sản khác có giá trị từ 50.000 đồng trở xuống (theo giá thị trường ở địa phương), nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 200.000 đồng.

2- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chặt cây lấy gỗ ở rừng sản xuất từ trên 0,500 m3 đến 3 m3; lấy củi từ trên 1 ste đến 5 ste; các loại lâm sản khác có giá trị từ trên 50.000 đồng đến 500.000 đồng.

[...]