BỘ
CỨU TẾ XÃ HỘI
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
13-NĐ
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 04 năm 1956
|
NGHỊ ĐỊNH
THÀNH LẬP TRẠI AN DƯỠNG TRỰC THUỘC BỘ CỨU TẾ XÃ HỘI
BỘ TRƯỞNG BỘ CỨU TẾ XÃ HỘI
Chiếu nghị quyết Hội đồng
Chính phủ được Quốc hội khóa 5 thông qua thành lập Bộ Cứu tế xã hội.
Chiếu quyết nghị cuộc họp Liên bộ ngày 15 tháng 7 năm 1955 thành lập Trại An dưỡng.
Xét nhu cầu cần thiết hiện nay thành lập trại An dưỡng để nuôi dưỡng các cụ già
yếu, cán bộ bị tàn phế, mất sức lao động không thể làm việc được.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.
– Nay thành lập Trại An dưỡng trực thuộc Bộ chỉ đạo, có cán bộ phụ trách và một
số công nhân viên giúp việc.
Điều 2.
– Ban phụ trách Trại An dưỡng do một trưởng ban và một phó ban phụ trách.
Điều 3.
– Quy tắc tổ chức Trại và nhiệm vụ cụ thể của Ban Phụ trách sẽ do một thông tư
quy định.
Điều 4.
– Ông Chánh Văn phòng và ông Trưởng ban Trại chiếu nghị định thi hành
|
K.T
BỘ TRƯỞNG BỘ CỨU TẾ XÃ HỘI
Lê Minh Hiển
|
QUY TẮC
TỔ CHỨC KHU AN DƯỠNG
I – MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA
Căn cứ tình hình hiện nay, trong
số anh chị em miền Nam ra tập kết, có một số các cụ của gia đình cán bộ, gia
đình liệt sĩ và một số cán bộ đã già yếu hay mất sức lao động không thể tham
gia công tác được nữa
Các cụ, cán bộ nói trên là những
người ít nhiều có công với cách mạng. Vì vậy tổ chức Khu An Dưỡng để chăm sóc về
vật chất tinh thần, làm cho các cụ, anh chị em yên tâm phấn khởi nghỉ ngơi an
dưỡng, đồng thời cũng để động viên các cán bộ miền Nam ra tập kết phấn khởi
công tác nhất là những cán bộ có cha mẹ, anh chị em ở Khu An dưỡng càng yên tâm
phấn khởi hơn và thấy rõ sự săn sóc ân cần của Đảng và Chính phủ
II – NHIỆM VỤ
CHUNG
1) Nghiên cứu xây dựng tổ chức,
sắp xếp cán bộ công nhân viên vào bộ máy được hợp lý và bảo quản tài sản của
Khu An dưỡng Bộ giao cho.
2) Nghiên cứu cách nuôi dưỡng,
chăm lo đời sống tinh thần, vật chất nhằm tăng dần sức khỏe cho các cụ và anh
chị em.
3) Nghiên cứu, tổ chức, hướng dẫn
mạn đàm về thời sự và học tập những tài liệu chính trị cần thiết do Bộ hướng dẫn,
nhưng phải đơn giản nhẹ nhàng; ngoài ra tổ chức mọi hình thức vui giải trí để
gây không khí an dưỡng.
4) Nghiên cứu tổ chức tăng gia
nhẹ như chăn nuôi, trồng trọt, đan lát góp phần cải thiện thêm đời sống hàng
ngày.
III – PHƯƠNG
CHÂM TỔ CHỨC
Căn cứ vào tính chất công
tác của Khu An dưỡng, tổ chức bộ máy là nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ công
tác an dưỡng có kết quả. Do đó phương châm tổ chức là:
Bảo đảm sự lãnh đạo tập thể từ
trên xuống dưới, từ dưới lên trên, cán bộ phải luôn luôn gần gũi sát các cụ,
anh chị em để tranh thủ tiếp nhận những ý kiến và động viên các cụ, anh chị em,
để tham gia bàn bạc thảo luận về chủ trương công tác, để xây dựng Khu An dưỡng
được kết quả tốt.
TỔ CHỨC
Khu An dưỡng gồm có:
- Ban phụ trách chung.
- Tổ hành chính quản trị
- Tổ Công tác chính trị
1) Ban Phụ trách chung:
Nhiệm vụ, quyền hạn:
Nhiệm vụ của Ban Phụ trách chung
là lãnh đạo thực hiện mọi công tác của Khu An dưỡng mà đã có chủ trương của Bộ
và chịu trách nhiệm trước Bộ để giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trong Khu
An dưỡng, thường xuyên thỉnh thị báo cáo để giúp cho Bộ lãnh đạo được chặt chẽ
Phân công trong Ban Phụ trách
chung:
- Trưởng ban phụ trách chung và
trực tiếp phụ trách Tổ Công tác chính trị.
- Phó ban phụ trách Tổ Hành
chính quản trị
2) Tổ Hành chính quản trị:
Nhiệm vụ:
- Phụ trách công văn hành chính.
- Kiểm tra theo dõi kế toán
lương bổng, lo việc ăn ở, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ nhân viên và các cụ trong
Khu An dưỡng
- Quản lý các vật liệu dụng cụ,
tài sản của Khu An dưỡng
Phân công cụ thể:
- Đồng chí Phó ban phụ trách
theo dõi công việc hành chính, kiểm tra tình hình ăn ở của cán bộ, nhân viên,
các cụ an dưỡng, giúp cho kế toán làm dự toán, quyết toán hàng tháng, thẩm kế
tài chính và vật dụng nói chung.
- Một đồng chí văn thư phụ trách
lưu trữ hồ sơ tài liệu, công văn đi đến và kiêm kế toán, bố trí nơi ăn, nghỉ
cho khách nghỉ lại Khu An dưỡng.
- Một thủ quỹ kiêm thủ kho và quản
lý nhà cửa, vật dụng của Khu An dưỡng
- Một quản lý và một tiếp liệu
phụ trách điều khiển anh chị em cấp dưỡng, lo cải thiện vật chất và mua bán sắm
sửa những đồ dùng cần thiết cho các cụ, anh chị em và Khu An dưỡng.
- Một thường trực, một lao động
làm nhiệm vụ chung lo việc tiếp khách và quét dọn vệ sinh hàng ngày, trồng cây
xung quanh vườn và kiêm liên lạc.
- 15 cấp dưỡng chăm lo việc nấu
ăn hàng ngày.
- Một y sĩ phụ trách y tế cùng
hai y tá theo dõi chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh chữa bệnh trong Khu An dưỡng.
- Ba hộ lý giúp đỡ y sĩ và y tá
trong lúc chữa bệnh, lo giặt giũ quần áo chăn chiếu, chăm sóc cơm cháo cho các
cụ, anh chị em khi đau yếu
3) Tổ Công tác chính trị:
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu sắp xếp cán bộ,
biên chế tổ chức thành đội ngũ.
- Quản lý, theo dõi lãnh đạo
giáo dục về chính sách nhằm làm cho các cụ, anh chị em thấy rõ sự quan
tâm chăm sóc ân cần của Đảng và Chính phủ
- Nghiên cứu tổ chức học tập, giải
trí bằng mọi hình thức như văn nghệ, bích báo, đọc báo, tổ chức tủ sách và hướng
dẫn tăng gia sản xuất nhẹ để động viên tinh thần phấn khởi an dưỡng, gây không
khí vui vẻ.
Phân công:
- Đồng chí Trưởng ban trực tiếp
phụ trách công tác chính trị
- 1 cán bộ nghiên cứu tổ chức.
- 1 cán bộ nghiên cứu hướng dẫn
tăng gia nhẹ
IV – BIÊN CHẾ
ĐỘI NGŨ
1) Trong Khu An dưỡng biên chế
thành đội từ 40 đến 45 người, có đội trưởng đội phó. Trong mỗi đội chia ra từng
tổ từ 10 đến 15 người, có tổ trưởng và tổ phó.
2) Đội trưởng, đội phó, tổ trưởng,
tổ phó, do anh em bầu lên, nhưng khi anh em mới về chưa hiểu rõ nhau thì Ban Phụ
trách tạm thời chỉ định, có nhiệm vụ liên lạc chặt chẽ với Ban Phụ trách để phản
ánh tình hình và đôn đốc thi hành nội quy, thực hiện công tác
V - LỀ LỐI
LÀM VIỆC
- Ban phụ trách có sinh hoạt
hàng tuần, hàng tháng để kiểm điểm tình hình, căn cứ vào chủ trương của Bộ vạch
ra chương trình công tác.
- Chế độ báo cáo, thỉnh thị:
hàng tuần, hàng tháng Ban Phụ trách thường xuyên về Bộ báo cáo, ngoài ra có những
việc bất thường phải thỉnh thị xin ý kiến.
- Làm việc phải tập thể, dân chủ,
liên lạc chặt chẽ với các cụ, các anh chị trong Khu An dưỡng
- Phối hợp công tác để thực hiện
công tác có kết quả tốt cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ như: Bộ Y tế, Bộ Văn
hóa, Bộ Công an, Bộ Nông lâm, Ban Quan hệ Bắc – Nam, Tổng công ty Bách hóa để
giải quyết những vấn đề có liên quan và cần thiết.
QUY TẮC
TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ CHO CÁC KHU ĐIỀU DƯỠNG
I- MỤC
ĐÍCH Ý NGHĨA
Một số anh chị em cán bộ, công
nhân viên, bộ đội phục viên miền Nam đã chịu đựng nhiều gian khổ trong thời
gian kháng chiến, mắc bệnh kinh niên hoặc có ít nhiều thương tật mà chưa được sự
bồi dưỡng đúng mức, nay làm công tác lao động nặng nhọc trên các công trường,
nông trường, sức khỏe có bị kém sút.
Vì vậy cần tổ chức các Khu Điều
dưỡng để bồi dưỡng về vật chất và tinh thần, đảm bảo cho sức khỏe mau được lành
mạnh, tăng thêm khả năng phục vụ của anh chị em sau này, đồng thời động viên đồng
bào, cán bộ miền Nam tập kết yên tâm phấn khởi công tác, làm cho tất cả thấy rõ
sự ân cần săn sóc của Đảng và chính phủ.
II – NHIỆM
VỤ CHUNG
1. – Nghiên cứu xây dựng tổ chức
sắp xếp cán bộ, công nhân viên vào bộ máy được hợp lý và bảo quản tài sản
chung.
2. – Nghiên cứu lãnh đạo việc điều
trị và bồi dưỡng về vật chất, tinh thần nhằm phục hồi sức khỏe cho anh chị em để
sau này tiếp tục công tác có kết quả.
3. – Nghiên cứu phổ biến tình
hình thời sự, tổ chức văn nghệ nhằm gây tinh thần phấn khởi, yên tâm trong lúc
điều dưỡng.
4. – Nghiên cứu hướng dẫn tổ chức
thể dục, lao động sản xuất nhẹ (chăn nuôi, trồng trọt, nghề thủ công v..v …) để
góp phần cải thiện đời sống đồng thời tăng sức khỏe.
III –
PHƯƠNG CHÂM TỔ CHỨC
Căn cứ vào mục đích của Khu Điều
dưỡng tổ chức bộ máy phải nhằm bảo đảm thưc hiện nhiệm vụ công tác điều dưỡng
có kết quả, do đó phương châm tổ chức là:
Bảo đảm sự lãnh đạo tập thể, cán
bộ phải luôn luôn đi sát gần gũi anh chị em, tranh thủ tiếp thu ý kiến của anh
chị em, giáo dục, động viên anh chị em tích cực tham gia công tác xây dựng
chung Khu Điều dưỡng được kết quả.
Tổ chức: Ở mỗi Khu Điều dưỡng sẽ
tổ chức:
- Một Ban Quản đốc: Quản đốc,
Phó quản đốc và một ủy viên.
- Một Tổ Quản trị hành chính.
- Tổ Công tác chính trị.
- Tổ y vụ.
1. – Ban Quản đốc:
Quyền hạn và nhiệm vụ:
Ban Quản đốc chịu trách nhiệm trước Bộ, Khu hay Tỉnh, lãnh đạo thực hiện mọi
công tác của Khu Điều dưỡng đã được Bộ, Khu hay Tỉnh (nếu là trực thuộc chỉ đạo
của cấp ấy giao cho). Ban Quản đốc giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi Khu Điều
dưỡng, thường xuyên thỉnh thị báo cáo lên cấp trên, liên hệ với các cơ quan địa
phương khi thi hành nhiệm vụ; đối với các Khu Điều dưỡng thuộc khu, Tỉnh phụ
trách, cần liên hệ chặt chẽ với cơ quan Y tế địa phương để giải quyết về phương
diện chuyên môn.
Phân công trong ban Quản đốc:
- Quản đốc phụ trách chung và trực
tiếp phụ trách tổ công tác chính trị và công tác bảo vệ.
- Phó Quản đốc phụ trách chuyên
môn Y tế (y sĩ hoặc bác sĩ)
- Ủy viên phụ trách về hành
chính và quản trị.
2. – Tổ hành chính quản trị:
Nhiệm vụ: Phụ trách mọi
công việc về hành chính quản trị, kiểm tra theo dõi kế toán chi thu, lương bổng,
ăn ở, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, nhân viên và các anh chị em điều dưỡng,
quản lý các vật liêu dụng cụ, tài sản của Khu Điều dưỡng.
Phân công cụ thể :
1. Ủy viên trong Ban Quản đốc phụ
trách theo dõi công việc hành chính quản trị, kiểm tra tình hình ăn, ở của cán
bộ, nhân viên, các anh chị em điều dưỡng, giúp đỡ kế toán làm dự toán quyết
toán hằng tháng, thẩm kế tài chính và vật dụng nói chung.
2. Một cán bộ văn thư phụ trách
lưu trữ hồ sơ tài liệu, công văn đi đến, bố trí nơi ăn nghỉ cho khách.
3. Thủ quỹ kiêm thủ kho và quản
lý nhà cửa, vật dụng của Khu Điều dưỡng .
4. Quản lý tiếp liệu phụ trách tổ
chức cấp dưỡng, cải thiện vật chất, mua sắm những đồ dùng cần thiết cho anh chị
em điều dưỡng.
5. Lao công thường trực làm nhiệm
vụ dọn quét, làm vệ sinh hằng ngày, trồng cây chung quanh nhà và kiêm liên lạc.
Cấp dưỡng lo việc nấu ăn hằng
ngày .
3. Tổ Công tác chính trị :
Nhiệm vụ :
- Nghiên cứu sắp xếp cán bộ,
biên chế tổ chức thành đội ngũ.
- Quản lý hồ sơ lý lịch, theo
dõi tư tưởng, lãnh đạo giáo dục về chính sách, tài liệu chính trị, nâng cao
thêm tư tưởng và làm cho anh chị em thấy rõ sự săn sóc của Đảng và Chính phủ.
- Nghiên cứu tổ chức học tập
tình hình thời sự, giải trí bằng mọi hình thức văn nghệ, bích báo, đọc báo, tổ
chức tủ sách.
- Hướng dẫn kế hoạch sản xuất nhẹ
để động viên tinh thần phấn khởi chung.
Phân công cụ thể:
- Quản đốc làm Trưởng ban phụ
trách công tác chính trị.
- Một cán bộ nghiên cứu tổ chức,
quản lý hồ sơ lý lịch và công tác bảo vệ.
- Một cán bộ nghiên cứu học tập,
lãnh đạo động viên hình thức văn nghệ, nghiên cứu kế hoạch sản xuất nhẹ.
4. Tổ Y tế :
Nhiệm vụ :
- Theo dõi tình hình sức khỏe và
bệnh tật của anh chị em, tổ chức việc điều trị.
- Lãnh đạo công tác vệ sinh
phòng bệnh trong khu.
- Nghiên cứu theo dõi lập dự trù
thuốc men, dụng cụ y tế, hằng tháng thanh toán với Hành chính quản trị.
- Lãnh đạo y tá, hộ lý thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn.
IV- PHIÊN CHẾ
ĐỘI NGŨ
1. - Trong Khu Điều dưỡng phiên
chế thành chi từ 30-45 người có chi trưởng và chi phó, ( có thể dựa vào từng
nhà ở mà tổ chức). Mỗi chi chia ra từng tổ từ 10-15 người có tổ trưởng và tổ
phó.
2. - Chi trưởng, chi phó,
tổ trưởng, tổ phó do anh em bầu lên, nhưng khi mới tập họp đến chưa hiểu rõ
nhau thì Ban Phụ trách tạm thời chỉ định.
3. - Tổ chịu trách nhiệm trước
chi, chi chịu trách nhiệm trước Ban Quản đốc và Hội đồng điều dưỡng, chi trưởng
đôn đốc các tổ thi hành nội quy và thực hiện công tác, thường xuyên liên lạc với
Ban Quản đốc để phản ánh tình hình.
4. - Để việc lãnh đạo của khu điều
dưỡng được tập thể sát với nguyện vọng và quyền lợi của anh em điều dưỡng, mỗi
khu sẽ cử một hội đồng điều dưỡng gồm Quản đốc, y sỹ hay bác sỹ, các chi trưởng
và một số đại biểu. Cứ 20 người cử một đại biểu. Nhiệm vụ là nhận định về tình
hình sinh hoạt và điều trị, phản ánh tình hình tư tưởng của anh chị em, góp ý
kiến với Ban Quản đốc về mặt lãnh đạo.
V - LỀ LỐI
LÀM VIỆC
Ban Phụ trách có sinh hoạt hằng
tuần, hằng tháng, kiểm điểm tình hình, căn cứ vào chủ trương của trên và tình
hình cụ thể trong Khu Điều dưỡng vạch ra chương trình công tác.
- Hằng tháng báo cáo với cấp
trên, ngoài ra có việc bất thường phải thỉnh thị ý kiến cấp trên ngay.
- Làm việc phải tập thể dân chủ,
liên lạc chặt chẽ và tôn trọng ý kiến của anh chị em trong khu, nhất là Hội đồng
điều dưỡng.
- Có kế hoạch liên hệ chặt chẽ với
địa phương, với các cơ quan, các ngành để bàn bạc giải quyết những vấn đề có
liên quan.
VI – QUY ĐỊNH
BIÊN CHẾ CÁN BỘ VÀ CÔNG NHÂN VIÊN PHỤC VỤ
A. – Cán bộ lãnh đạo và cán bộ
công nhân viên phục vụ :
1) Ban Quản đốc 3 người (có một
y sỹ hay bác sỹ).
2) Nhân viên : 2 cán bộ tổ chức
(nếu trường hợp trên 100 người có thể thêm số cán bộ tổ chức).1 văn thư hành
chính, 1 liên lạc, 1 lao công, 1 thường trực, 1 thủ kho thủ quỹ, 1 kế toán.
B. – Cán bộ phục vụ theo tỷ lệ
:
a) Quản lý : từ 150 người đến
200 người có 1 quản lý, từ 200 người đến 300 người có 2 quản lý.
b) Cấp dưỡng : cứ 18 người phải
có 1 cấp dưỡng phục vụ, còn số người tiếp phẩm, tiếp liệu, mua thực phẩm hằng
ngày cho anh em do bộ phận cấp dưỡng cử ra.
c) Y tá : 25 người có 1 y tá.
Cứ 100 người có 1 y sỹ.
d) Hộ lý : Cứ 25 người có 1 hộ
lý phục vụ.