Kế hoạch triển khai chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010
Số hiệu | 26/BCĐCCHC |
Ngày ban hành | 19/10/2001 |
Ngày có hiệu lực | 19/10/2001 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ |
Người ký | Đỗ Quang Trung |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/BCĐCCHC |
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2001 |
KẾ HOẠCH CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 26/BCĐCCHC NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 2001VỀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2010
Tại Quyết định số l36/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Để bảo đảm thực hiện thành công Chương trình tổng thể, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã thông qua Kể hoạch triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 với những nội dung sau đây:
1. Phổ biến, quán triệt Chương trình tổng thể
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tiến trình thực hiện cải cách hành chính mười năm tới. Lần đầu tiên, các quan điểm, mục tiêu, nội dung cải cách hành chính nhà nước đã được thể hiện tương đối toàn diện, cơ bản trong một văn bản của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một văn bản hết sức quan trọng để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công việc cụ thể về cải cách hành chính. Chính vì vậy, cần tổ chức phổ biến và quán triệt Chương trình tổng thể với các hình thức thích hợp.
Ban Chỉ dạo cải cách hành chính của Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt và bàn việc tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể với lãnh dạo các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối tháng 10/2001.
Nội dung Hội nghị:
+ Phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Chương trình tổng thể,
+ Phố biến Kế hoạch triển khai Chương tình tổng thể,
+ Xác định trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong thực hiện cải cách hành chính,
+ Bàn cách tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể.
Các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bằng các hình thức thích hợp cần phổ biến, quán triệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 với các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong phạm vi mình phụ trách.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp.
Căn cứ vào Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 10 năm từng Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch cải cách hành chính của mình, trước hết là xây dựng kế hoạch cho giai đoạn I: 2001-2005 và kế hoạch năm 2002. Nội dung của kế hoạch cải cách hành chính cần căn cứ vào 4 nội dung dã được xác định trong Chương trình tổng thể, đó là:
- Cải cách thể chế,
- Cải cách tổ chức bộ máy,
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,
- Cải cách tài chính công.
Khi xây dựng kế hoạch cải cách hành chinh, cần lưu ý mấy vấn đề sau:
- Một là, căn cứ vào Chương trình tổng thể, đồng thời căn cứ vào tình hình triển khai cải cách hành chính cho đến nay và những điều kiện cụ thể của Bộ, ngành, địa phương.
- Hai là, xác định rõ những công việc phải làm, những dự án, chương trình cần xây dựng và thực hiện; thời gian hoàn thành; định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong tổ chức thực hiện.
- Ba là, xác định rõ nguồn lực để tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính; khắc phục tình trạng khi bắt tay vào thực hiện các công việc, nhiệm vụ cải cách hành chính không có đủ nguồn lực cần thiết để triển khai.
3. Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện 7 chương trình hành động.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã xác định có 7 chương trình hành động là:
- Chương trình đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật (cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ).
- Chương trình nghiên cứu xác định vai trò, chức năng và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước (cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Văn phòng Chính phủ),
- Chương trình tinh giản biên chế (cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ),
- Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Học viện Hành chính Quốc gia).
- Chương mình cải cách tiền lương (cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ).
- Chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công (cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính).
- Chương trình hiện đại hoá nền hành chính (cơ quan chủ trì: Văn phòng Chính phủ).
Các chương trình hành động lựa chọn những loại vấn dề cần giải.quyết, là cơ sở cho việc quyết định các chủ trương, chính sách và biện pháp triển khai cải cách hành chính trong cả nước và do đó tác động trực tiếp đến tiến trình cải cách hành chính của từng Bộ, ngành Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng 7 chương trình hành động không thay thế kế hoạch cải cách hành chính của các Bộ, ngành và địa phương nói ở mục 2 trên đây.
Việc xây dựng các chương trình hành động cần dựa vào văn bản hướng dán xây dựng chương trình hành động thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 -2010 số 27/BCĐCCHC ngày 19-10-2001 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
Các cơ quan được giao trách nhiệm chủ trì có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt các chương trình hành động, thời gian trình Thủ tướng Chính phủ: Quý lV/2001
4. Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong 2 năm 2001-2002
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế tổ chức bộ máy nhà nước thông qua sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ.
Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ theo sự chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ hoàn chỉnh dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm 2001; sau khi dược Quốc hội thông qua, hướng dẫn tổ chức thực hiện.
Văn phòng Chính phủ xây dựng đề án sửa đổi Quy chế làm việc của Chính phủ trên cơ sở Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
Các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp sửa đổi Quy chế làm việc sau khi Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) được thông qua.
- Các Bộ, ngành Trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, xác định cơ cấu tổ chức và thực hiện tinh giản biên chế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 1999 và Nghị quyết của Chính phủ số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000;
- Cuối năm 2002, chuẩn bị xong đề án cải cách cơ bản tiền lương cán bộ, công chức để có thể thực hiện từ năm 2003;
- Xây dựng và đưa vào thực hiện các cơ chế mới về tổ chức và hoạt động của trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu khoa học;
- Trình Quốc hội khoá mới (khoá XI) trong năm 2002 phê chuẩn cơ cấu tổ chức của Chính phủ đã được đổi mới theo tinh thần cải cách hành chính.
5. Công tác chỉ đạo cải cách hành chính
5.1. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ được giao trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân địa phương trong triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo có trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo trong công tác này.
5.2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính trong phạm vi quản lý của mình.
Cần kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tại các Bộ, ngành Trung ương và địa phương để giúp lãnh đạo Bộ, địa phương thiết thực và có hiệu quả trong công tác chỉ đạo cải cách hành chính.
5.3. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ, ngành, địa phương cần giữ mối quan hệ chặt chẽ về các mặt báo cáo, thông tin với Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ mà cơ quan thường trực là Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
5.4. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài theo yêu cầu thực hiện Chương trình tổng thể.
Nguồn lực trong nước được bố trí từ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện:
- Kế hoạch cải cách hành chính hàng năm và 5 năm của các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- 7 chương trình hành động.
- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Chương trình tổng thể của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ,
5.5. Trong quá trình triển khai Chương trình tổng thể, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương cần chú trọng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính để cán bộ, công chức và nhân dân nhận thức đúng về cải cách hành chính, tham gia một cách thiết thực vào công tác này.
|
Đỗ Quang Trung (Đã ký) |