Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2019 thực hiện phong trào “Không xả rác thải nhựa ra biển” trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Số hiệu 58/KH-UBND
Ngày ban hành 17/05/2019
Ngày có hiệu lực 17/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Đặng Trọng Thăng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/KH-UBND

Thái Bình, ngày 17 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN PHONG TRÀO “KHÔNG XẢ RÁC THẢI NHỰA RA BIỂN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Hiện nay rác thải nhựa (túi nilon, ống hút, cốc, hộp nhựa, hộp đựng thực phẩm, đồ ăn, đồ chơi cũ, áo mưa...) trên biển đang ngày càng gia tăng, gây tác hại cho môi trường biển tác động tiêu cực đến hoạt động phát triển kinh tế biển; theo tính toán của các nhà khoa học, Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới với lượng rác thải nhựa không được quản lý là 1,83 triệu tấn/ năm và lượng đi vào biển là 0,28-0,73 triệu tấn/năm. Con số này đặt ra câu hỏi về việc tiêu dùng sản phẩm nhựa và quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam.

Thái Bình với diện tích đất tự nhiên khoảng 158.635,3 ha, có 286 xã, phường, thị trấn, 54 km bờ biển thuộc hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải; có 5 cửa sông (gồm cửa Lân, cửa Trà Lý, cửa Ba Lạt, cửa Thái Bình và cửa Diêm Hộ) có khả năng vận chuyển rác thải nhựa ra biển, 03 cồn nổi gần bờ là nơi tiếp nhận rác thải của khách du lịch gồm cồn Vành, Cồn Đen, Cồn Thủ; 4 cảng cá, bến cá là nơi neo đậu tàu thuyền đánh cá và hoạt động buôn bán của ngư dân gồm Cảng cá Tân Sơn, Cảng cá Cửa Lân, Bến cá Vĩnh Trà (Bến cá Diêm Điền), Bến cá Thái Đô...

Để góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Thông báo số 90/TB-VPCP ngày 11/3/2019 của Văn phòng Chính phủ và hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ tại Thư số 161/LĐCP ngày 25/4/2019; UBND tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào “Không xả rác thải nhựa ra biển” trên địa bàn tỉnh Thái Bình như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa gây ra.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, và cộng đồng dân cư trong công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển đổi mạnh mẽ, không thải rác bừa bãi ra môi trường, đặc biệt là rác thải nhựa nhằm ngăn ngừa và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cmôi trường do rác thải nhựa gây ra góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm có thể phân hủy, tái sử dụng, thân thiện với môi trường thay thế đnhựa sử dụng một lần.

Từng cơ quan, đơn vị trong cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh đề cao tinh thần trách nhiệm, phát động các phong trào, xây dựng, nhân rộng các mô hình, đề xuất các sáng kiến và tích cực tham gia bằng các hành động cụ thể như: Thay đổi thói quen sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa; tăng cường sử dụng các sản phm thân thiện với môi trường; khuyến khích sử dụng bao bì, túi đựng nhiều lần.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

- Tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về phong trào “Không xả rác thải nhựa ra biển” cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh;

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cho cán bộ, đảng viên, người lao động và cộng đồng dân cư về các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tác hại của đồ nhựa dùng một lần thải ra môi trường đối với sức khỏe con người, về việc cần thiết phải bỏ rác đúng nơi quy định...;

- Tuyên truyền, vận động chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ tàu, hộ gia đình và cộng đồng dân cư thực hiện các biện pháp giảm dần các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong sinh hoạt hàng ngày, đồng thời, tăng cường các vật dụng thay thế tiến tới loại bỏ các sản phẩm nhựa khó phân hủy; thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, tận thu rác thải nhựa góp phần hạn chế xả rác thải nhựa ra biển;

- Phát động toàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động: Không sdụng các sản phẩm nhựa như chai nước, túi cúc trong các cuộc họp của hệ thống cơ quan nhà nước từ tỉnh đến xã; phát động phong trào huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong thu gom, phân loại các sản phm đã sử dụng làm từ nhựa và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định;

- Rà soát, thống kê các cơ sở đang sản xuất các sản phẩm nhựa khó phân hủy sử dụng một lần trên địa bàn tỉnh để có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ; hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm có thể phân hủy, tái sử dụng, thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần;

- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ rác thải nhựa tại các lưu vực sông; khuyến khích sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường trong đánh bắt, nuôi trồng thủy sản như phao xốp, lưới đánh cá;

- Tổ chức các chiến dịch làm sạch bãi biển, thu gom, dọn sạch rác thải tại các làng chài, cảng cá, bến cá, khu neo đậu, khu nuôi trồng thủy sản, bãi tắm, khu du lịch biển; chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước;

- Kịp thời biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các điển hình tiên tiến, mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị;

- Kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm hành vi đổ chất thải không đúng nơi quy định nhất là chất thải nhựa;

- Phối hợp các tỉnh lân cận trong việc kiểm soát rác thải nhựa khu vực biển liên tnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương tuyên truyền về phong trào “Không xả rác thải nhựa ra biển” cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, giáo viên, học sinh, sinh viên, người lao động, khách du lịch và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp giảm dần các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong sinh hoạt hàng ngày.

- Phối hợp các tỉnh lân cận trong việc kiểm soát rác thải nhựa khu vực biển liên tỉnh.

- Chủ trì, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, tổ chức sơ kết, tổng kết hàng năm và định kỳ việc thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện theo quy định trước ngày 20/8 hàng năm.

- Tham mưu cấp có thẩm quyền biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các điển hình tiên tiến, mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm về xả rác thải rắn không đúng nơi quy định theo thẩm quyền;

[...]