Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường và Nghị quyết 05-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường do tỉnh Bắc Ninh ban hành

Số hiệu 107/KH-UBND
Ngày ban hành 17/04/2017
Ngày có hiệu lực 17/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Nguyễn Tiến Nhường
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 17 tháng 4 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 25/CT-TTG NGÀY 31/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP BÁCH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 05-NQ/TU NGÀY 08/11/2016 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 05- NQ/TU ngày 08/11/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp phù hợp, phân công trách nhiệm cụ thể để thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg, Nghị quyết số 05-NQ/TU đạt hiệu quả cao nhất;

- Đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở;

- Thường xuyên chú trọng công tác bảo vệ môi trường, vận động toàn dân tự giác thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

2. Yêu cầu

- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường;

- Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong Chỉ thị số 25/CT-TTg; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, UBND các cấp theo Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người dân, chủ doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường;

- Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề môi trường trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

- Kết quả tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành về công tác bảo vệ môi trường là một trong các tiêu chí để UBND tỉnh xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

II. NỘI DUNG

1. Tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp đối với công tác bảo vệ môi trường. Làm rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương nếu để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài mà không có biện pháp giải quyết, khắc phục hiệu quả. Gắn các chỉ tiêu về môi trường vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội hằng năm.

2. UBND các cấp, các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể kịp thời triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy; các cơ quan thông tin đại chúng cần tăng thời lượng tuyên truyn, ph biến Chỉ thị đến mọi tầng lp nhân dân trên địa bàn tỉnh; quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, đơn vị và nhân dân cùng tham gia trong công tác bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn.

3. Tập trung rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất, sửa đổi, bổ sung các quy định như:

- Quy định trách nhiệm người đứng đầu trong công tác BVMT trên địa bàn tỉnh;

- Quy định về hạn chế, không cho phép đầu tư đối với loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sử dụng công nghệ lạc hậu trên địa bàn tỉnh;

- Quy định về việc ngừng cung cấp điện đối với các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng;

- Kế hoạch di dời, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu dân cư đối với các cơ sở không đầu tư các biện pháp xử lý chất thải.

4. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các Sở, Ngành và các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ khâu xét duyệt, thẩm định đến triển khai thực hiện và vận hành dự án. Thu hút đầu tư phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất có nguy cơ cao tác động xấu đến môi trường. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, có hành vi gây ô nhiễm môi trường; kiên quyết đình chỉ hoạt động, buộc di dời hoặc cấm hoạt động đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng và yêu cầu các đơn vị vi phạm phải thực hiện các biện pháp phục hồi môi trường theo quy định. Xử lý triệt để, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, chuyển vào các khu, cụm công nghiệp.

6. Kiểm tra, đôn đốc yêu cầu chủ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, lắp đặt ngay các trạm quan trắc tự động theo quy định của pháp luật.

7. Khẩn trương hoàn thành công tác phê duyệt, rà soát phê duyệt lại quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn và tổ chức thực hiện ngay quy hoạch được phê duyệt. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tập trung cấp huyện.

8. Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nhất là các nguồn thải lớn; tập trung giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, môi trường khu vực đô thị, làng nghề, vùng nông thôn, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các lưu vực sông, ao, hồ,... Khoanh vùng, xử lý, cải tạo các khu vực bị ô nhiễm, nhất là ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

9. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật bảo vệ môi trường, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước về môi trường các cấp và huy động nguồn lực cho bảo vệ môi trường.

[...]