Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 12/CT-UBND
Ngày ban hành 20/07/2017
Ngày có hiệu lực 20/07/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Trần Châu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/CT-UBND

Bình Định, ngày 20 tháng 7 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ mới, từ đó tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp tăng GDP của tỉnh, cải thiện thu nhập và đời sống người dân nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng đang gây ra những tác động đối với môi trường nói chung và đời sống, sức khỏe của nhân dân nông thôn nói riêng. Hoạt động chăn nuôi tăng trưởng nhanh chóng, nhưng chất thải hầu như chưa được xử lý đảm bảo, đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh và tạo ra nhiều điểm nóng về môi trường. Việc lạm dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các chất kích thích sinh trưởng nhằm làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng đã để lại tồn dư hóa chất quá mức cho phép trong nông sản, thực phẩm, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, môi trường đất, làm giảm đa dạng sinh học, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng và cả người nông dân canh tác. Bên cạnh đó, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom ở địa bàn nông thôn còn thấp, hầu hết các địa phương chưa quy hoạch đồng bộ mạng lưới thu gom, trung chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đến cấp xã, bao bì thuốc BVTV vẫn còn tồn lưu ngoài đồng ruộng, kênh, mương, sông, suối,… làm cho môi trường khu vực nông thôn bị ô nhiễm.

Những tồn tại, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, song cơ bản là do ý thức bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật của người dân trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt còn hạn chế; công tác quy hoạch bảo vệ môi trường nói chung và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường nói riêng thiếu đồng bộ; kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát còn buông lỏng, chưa cương quyết xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

Nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Định hướng công tác tuyên truyền, hướng dẫn về bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn đạt được mục tiêu của tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

b. Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải trong hoạt động chăn nuôi; các mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng; các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khu vực nông thôn.

c. Chủ động thực hiện theo thẩm quyền và tăng cường hỗ trợ các địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn. Chú trọng công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 1993/UBND-KT ngày 27/4/2017.

d. Triển khai quan trắc chất lượng môi trường tại các khu vực có hoạt động chăn nuôi tập trung, các bãi rác tạm và các vùng canh tác nông nghiệp lớn của tỉnh để đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường và trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; gắn công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn với công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

b. Thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật ở cấp cơ sở và nông dân về việc sử dụng thuốc BVTV, thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng; sử dụng phân bón đúng quy định và cách thức quản lý dịch bệnh, sâu hại trên cây trồng. Phổ biến, hướng dẫn quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, thân thiện với môi trường, chăn nuôi trên đệm lót sinh học.

c. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học. Kiểm soát chặt chẽ việc lưu hành và sử dụng thuốc BVTV không có trong danh mục cho phép. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với trường hợp vi phạm.

d. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với các cơ sở chăn nuôi không phù hợp với quy hoạch. Đề xuất việc bổ sung, điều chỉnh quy hoạch chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, chú trọng quy hoạch chăn nuôi heo theo định hướng hạn chế mở rộng quy mô đầu heo; phát triển mô hình chăn nuôi heo bán công nghiệp gắn với chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi hữu cơ.

e. Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học; tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong phòng trừ sâu bệnh cây trồng, 3 giảm 3 tăng (ICM) trong sản xuất trồng trọt; thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). Khuyến khích người dân sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học; hướng dẫn người dân cách thức sử dụng phân hữu cơ. Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi áp dụng các mô hình chăn nuôi ít ô nhiễm, đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải theo các chương trình, dự án của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

f. Phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn UBND cấp huyện, UBND cấp xã quy hoạch các điểm thu gom, trung chuyển rác thải gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã.

3. Sở Khoa học và Công nghệ: Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các mô hình, công nghệ xử lý môi trường mới và hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, hỗ trợ cho các địa phương trong việc chuyển giao công nghệ mới thân thiện với môi trường trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư cho các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý chất thải trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn dựa trên Quy hoạch, Kế hoạch quản lý chất thải rắn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với các sở,

ngành, địa phương lập danh mục dự án trong lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn để kêu gọi đầu tư.

5. Sở Tài chính: Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh phân bổ ngân sách phù hợp để các địa phương tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn; trong đó, chú trọng thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; đồng thời bố trí kinh phí để các địa phương thực hiện ứng phó, khắc phục sự cố môi trường sau thiên tai.

6. Công an tỉnh: Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và địa bàn khu vực nông thôn theo thẩm quyền.

7. Cơ quan thông tin đại chúng: Đài phát thanh các địa phương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương để tổ chức tuyên truyền thường xuyên bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn. Lồng ghép các nội dung tuyên truyền này trong nội dung tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh tăng cường phối hợp với các ban ngành liên quan và chính quyền các cấp thường xuyên tuyên truyền, giáo dục và vận động hội viên, đoàn viên, người dân thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và nông thôn.

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

a. Tập trung chỉ đạo, triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý BVTV, công tác thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng, công tác xử lý chất thải và tiêu hủy xác gia súc, gia cầm trong chăn nuôi theo đúng quy định. Gắn công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn với công tác triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

b. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, hạn chế và tiến đến không phát triển chăn nuôi trong khu vực tập trung đông dân cư. Di dời

các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu tập trung đông dân cư theo quy hoạch. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung để bố trí cho các cơ sở chăn nuôi mới hình thành cũng như di dời các cơ sở chăn nuôi nhỏ, lẻ, phân tán trong khu dân cư.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ