Kế hoạch 98/KH-UBND về quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2021

Số hiệu 98/KH-UBND
Ngày ban hành 02/07/2021
Ngày có hiệu lực 02/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 98/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 02 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH NĂM 2021

Thực hiện Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Dự án quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2021 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. Mục đích

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2021 theo dự án, phương án đã được phê duyệt.

- Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác có hiệu quả, bền vững diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được quy hoạch.

- Thực hiện hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu các vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.

- Triển khai thực hiện Kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh năm 2021 theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”.

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại gốc.

- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

1.2. Yêu cầu

- Bảo vệ và phát triển rừng hàng năm nhằm nâng cao hiệu quả phòng hộ về môi trường; bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sản xuất và bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng; giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nhất là các vùng trọng điểm cháy trên địa bàn tỉnh hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra. Nâng cao năng lực quản lý, phối hợp giữa các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương các cấp trong công tác chỉ đạo, phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân địa phương về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Tăng cường sự tham gia của chính quyền các địa phương và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch.

- Không ngừng nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nội dung

1.1. Bảo vệ rừng

a. Hình thức khoán: Khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.

b. Đối tượng nhận khoán: Ưu tiên các hộ gia đình sống gần, liền kề với rừng của các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

c. Biện pháp kỹ thuật: Tuân thủ quy chế quản lý rừng quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm Nghiệp.

d. Khối lượng công việc: Tổng diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ được giao khoán trên địa bàn tỉnh: 11.952,19 ha, trong đó:

- Khoán bảo vệ diện tích rừng đặc dụng: 3.921,8 ha;

- Khoán bảo vệ rừng phòng hộ: 8.030,39 ha, trong đó:

+ Rừng phòng hộ ven biển: 480,6 ha;

+ Rừng phòng hộ vùng đồi: 5.634,99 ha;

[...]