Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2019 về phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

Số hiệu 98/KH-UBND
Ngày ban hành 11/07/2019
Ngày có hiệu lực 11/07/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Dương Văn Lượng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 98/KH-UBND

Thái Nguyên, ngày 11 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg, ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020; UBND tỉnh Thái Nguyên xây dựng kế hoạch phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, như sau:

I. MỤC ĐÍCH

Đổi mới toàn diện về tổ chức và hoạt động của hợp tác xã đảm bảo đúng nguyên tắc, khắc phục những hạn chế, yếu kém; phát triển đa dạng các loại hình hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp; tập trung phát triển hợp tác xã nông nghiệp đa ngành nghề gắn với các vùng nguyên liệu. Nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn với nhu cầu, lợi ích của các thành viên; tăng cường liên kết, nâng cao chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm. Phát triển kinh tế tập thể với tốc độ tăng trưởng hợp lý, tham gia cùng với các thành phần kinh tế khác trong tỉnh phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh đề ra.

II. YÊU CẦU

- Các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao; căn cứ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và lợi thế phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, tiềm năng tại các địa phương tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật về HTX; rà soát và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hp tác xã phát triển vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, từ đó ngày càng có nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới hình thành.

- Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển hợp tác xã nhằm phát huy hơn nữa vai trò của hợp tác xã trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác động trực tiếp vào sản xuất, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tạo điều kiện thành lập mới các HTX nông nghiệp và hỗ trợ hoạt động có hiệu quả

- Giai đoạn 2019-2020 mỗi năm thành lập mới từ 25-30 HTX nông nghiệp, phấn đấu giai đoạn 2018 - 2020 có trên 80 HTX thành lập mới và 100% các HTX thành lập mới thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định Luật HTX năm 2012.

thế mạnh của địa phương, nhằm từng bước tổ chức lại sản xuất trong từng lĩnh vực ngành hàng; Khuyến khích, vận động các tổ hợp tác đang hoạt động có hiệu quả và những trang trại có quy mô sản xuất tương đối lớn cùng thành lập HTX (huyện Đại Từ và huyện Phú Lương phát triển các HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè, sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, sản phẩm chăn nuôi; huyện Phú Bình phát triển các HTX chăn nuôi gà đồi, rau củ quả an toàn; TP Thi Nguyên, TP Sông Công phát triển các HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè, rau, củ quả an toàn; huyện Định Ha và huyện Võ Nhai phát triển các HTX chuyên ngành về lúa gạo đặc sản, cây dược liệu...).

2. Duy trì, củng cvà nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp đã được đánh giá là có hiệu quả

Duy trì, củng cố hiệu quả hoạt động các HTX đang hoạt động hiệu quả, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX chưa hiệu quả để đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 55-60% số HTX nông nghiệp hoạt động đạt từ loại khá trở lên, khoảng 40% số HTX đạt tiêu chí có hiệu quả, không còn HTX hoạt động yếu kém.

Để tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX này cần:

- Tập trung chỉ đạo, rà soát các HTX nhằm nâng cao chất lượng phương án sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, công nghệ cao, sản xuất hữu cơ và bảo vệ môi trường.

- Tạo điều kiện cho các HTX được tiếp cận với các cơ chế, chính sách theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020; chính sách tích tụ đất đai, liên kết chuỗi giá trị, tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước như Quỹ hỗ trợ phát triển HTX và Quỹ đầu tư phát triển tỉnh,...

- Hỗ trợ phát triển hạ tầng phục vụ sơ chế, đóng gói, bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng thương hiệu hàng hóa, tem nhãn, bao bì đng gói sản phẩm, truy xuất nguồn gốc,... để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thị trường đầu ra ổn định, hướng tới xuất khẩu.

- Hỗ trợ bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý HTX, dự kiến thực hiện trong quý II và quý III hàng năm.

+ Đối tượng tập huấn bao gồm: Các chức danh trong HĐQT, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc; kế toán; kiểm soát; cán bộ quản lý nghiệp vụ của HTX (bình quân 3 người/HTX);

+ Tổng số người tham gia tập huấn: khoảng 500 lượt ngưi/năm;

+ Thời gian tập huấn: Từ 5-7 ngày, bao gồm cả tham quan các mô hình HTX có hiệu quả ngoại tỉnh.

- Thực hiện thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX nông nghiệp, trong đó:

+ Tập trung rà soát, bổ sung những HTX đáp ứng đủ điều kiện và có nhu cầu hỗ trợ cán bộ trẻ về làm việc để thực hiện hỗ trợ;

+ Khuyến khích và hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình phát triển sản xuất và giao cho cán bộ trẻ thực hiện mô hình ở HTX (bình quân khoảng 200-300 triệu/mô hình).

3. Xử lý dứt điểm việc giải thể, chuyển sang hình thức hoạt động khác đối với các HTX yếu kém đã ngừng hoạt động trên 18 tháng

Rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của khoảng 10% số HTX yếu kém đã ngừng hoạt động cần giải thể; vận động, hỗ trợ và hướng dẫn các HTX này giải thể tự nguyện hoặc hỗ trợ chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác hoặc tiến hành giải thể bắt buộc theo quy định (xong trước 30/6/2019).

4. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thtrường

[...]