Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030" trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 95/KH-UBND
Ngày ban hành 12/05/2023
Ngày có hiệu lực 12/05/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Dương Tấn Hiển
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 95/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 12 tháng 5 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HỢP TÁC XÃ DO PHỤ NỮ THAM GIA QUẢN LÝ, TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”; Kế hoạch số 235/KH-ĐCT ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” (viết tắt là Đề án 01) trên địa bàn thành phố Cần Thơ, với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội và hội viên, phụ nữ về các nội dung của Đề án 01; phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, việc làm và tham gia các hoạt động xã hội. Cụ thể hóa nội dung và nhiệm vụ trọng tâm của Đề án đảm bảo sự thống nhất, tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu của đề án.

2. Củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của từng địa phương. Trong đó ưu tiên các địa phương có quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, vùng chuyên canh về trồng trọt, chăn nuôi, vùng an toàn dịch bệnh, nhất là lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp, vùng có hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số; HTX ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

3. Phát huy sức mạnh nội lực của thành viên trong xây dựng, phát triển các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ. Nhà nước hỗ trợ về cơ chế, chính sách và một phần kinh phí thực hiện; Hội Liên hiệp Phụ nữ (Hội LHPN) các cấp tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thực, bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực thành viên HTX, hội viên, phụ nữ và kết nối các nguồn lực hỗ trợ HTX.

4. Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua hỗ trợ các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong khu vực kinh tế tập thể (KTTT), HTX. Việc phát triển HTX kết hợp lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan.

5. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh hợp tác xã và các tổ chức đại diện phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phát triển HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ một cách hiệu quả, bền vững, thật sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác, thu hút nông dân, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân và nhiều tổ chức tham gia KTTT, HTX. Hỗ trợ, nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống cho thành viên và người lao động trong HTX. Nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTT, HTX. Phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, khởi nghiệp sáng tạo của hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới trên địa bàn thành phố.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025:

- Củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho 08 HTX, 100 tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành được các cấp Hội hỗ trợ thành lập. Tạo việc làm ổn định cho 500 thành viên, lao động nữ trong HTX, tổ hợp tác.

- 100% nữ quản lý của HTX, Tổ hợp tác (thành viên Hội đồng quản trị HTX; Giám đốc, Giám đốc HTX, thành viên Ban kiểm soát; Ban điều hành THT) được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX; đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động trong HTX, hội viên, phụ nữ có nhu cầu tham gia phát triển KTTT, HTX.

- Tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 03 HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ (trên 50% lao động HTX là nữ); tạo việc làm mới cho 60 lao động nữ.

- 100% cán bộ Hội làm công tác hỗ trợ phát triển KTTT, HTX được tập huấn; ít nhất 80% cán bộ Hội các cấp được nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ tham gia phát triển KTTT, HTX.

b) Đến năm 2030:

- Củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho ít nhất 11 HTX và 100 tổ hợp tác được các cấp Hội hỗ trợ thành lập. Tạo việc làm ổn định cho 800 thành viên, lao động nữ trong HTX và tổ hợp tác.

- 100% nữ quản lý của HTX được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX; đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động trong HTX, hội viên, phụ nữ có nhu cầu tham gia phát triển KTTT, HTX.

- Tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 05 HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ.

- 100% cán bộ Hội các cấp làm công tác hỗ trợ phát triển KTTT, HTX được tập huấn; ít nhất 90% cán bộ Hội các cấp được bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ tham gia phát triển KTTT, HTX.

III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Đối tượng

a) HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành (nữ quản lý, điều hành là Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị HTX; Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát); HTX tạo nhiều việc làm cho lao động nữ (trên 50% lao động HTX là nữ). Ưu tiên các HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ chế biến sâu, phát huy ngành nghề truyền thống, khôi phục văn hóa, khai thác và phát triển tài nguyên bản địa;

b) Nữ quản lý, điều hành của HTX; thành viên, người lao động trong HTX, tổ hợp tác;

c) Hội viên, phụ nữ có nhu cầu tham gia phát triển KTTT, HTX, ưu tiên các đối tượng phụ nữ ở các vùng dân tộc thiểu số; hộ nghèo, cận nghèo; khuyết tật, hoàn lương; nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục; di cư lao động không an toàn, công nhân mất việc làm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất;

[...]