Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2020 về cải cách hành chính tỉnh Bình Định năm 2021

Số hiệu 95/KH-UBND
Ngày ban hành 31/12/2020
Ngày có hiệu lực 31/12/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Lâm Hải Giang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 95/KH-UBND

Bình Định, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2021

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện theo các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh theo Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh về cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 - 2025.

- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính; gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu và bình xét thi đua, khen thưởng; nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

- Tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính của tỉnh theo kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Nội vụ; phấn đấu nâng cao thứ hạng Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh trong các năm tiếp theo.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành hoặc không hoàn thành các nhiệm vụ về cải cách hành chính.

- Các cơ quan, đơn vị chủ động nghiên cứu, sáng tạo, áp dụng những giải pháp đổi mới để thực hiện cải cách hành chính, xem đây là khâu đột phá trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của mỗi cơ quan, đơn vị.

- Lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính là cơ sở để đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương.

II. CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

a) Chỉ tiêu

- 100% cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh xây dựng, ban hành Kế hoạch cải cách hành chính phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch đã đề ra.

- Thực hiện kiểm tra công tác cải cách hành chính ít nhất đối với 30% cơ quan hành chính cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành kiểm tra cải cách hành chính ít nhất đối với 30% đơn vị cấp xã; 100% cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tự kiểm tra công tác cải cách hành chính trong nội bộ cơ quan và các đơn vị trực thuộc; 100% vấn đề phát hiện qua kiểm tra cải cách hành chính phải được khắc phục.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, phương pháp, nội dung nhằm đổi mới cách đánh giá chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp về sự phục vụ của các cơ quan hành chính bảo đảm tính khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, phản ánh toàn diện, khách quan kết quả triển khai thực hiện cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp và xã hội về các chủ trương, chính sách, nội dung cải cách hành chính; xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ thường xuyên, là khâu đột phá nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực cho cải cách hành chính. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, coi trọng việc thí điểm các mô hình mới, các sáng kiến về cải cách hành chính để đánh giá, rút ra những vấn đề cần xử lý tiếp và nhân rộng nếu thấy phù hợp.

2. Cải cách thể chế

a) Chỉ tiêu

- 100% văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

- Nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của địa phương, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi để thu hút đầu tư.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy chế phối hợp để đẩy mạnh việc thực hiện liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính hoặc nhóm thủ tục hành chính có quy định trách nhiệm thực hiện của nhiều cơ quan, đơn vị, tập trung vào các lĩnh vực: đất đai, xây dựng, đầu tư, lao động, thương binh và xã hội.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát, văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp. Công khai, minh bạch văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chế độ, chính sách của ngành và địa phương.

[...]