Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2019 hành động về dinh dưỡng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 95/KH-UBND
Ngày ban hành 21/06/2019
Ngày có hiệu lực 21/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Ngọc Dũng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 95/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 21 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VỀ DINH DƯỠNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

PHẦN I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. Đánh giá những kết quả đạt được về công tác dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2017

Trong giai đoạn 2011 – 2017 tình trạng dinh dưỡng của người dân nói chung và của bà mẹ, trẻ em nói riêng tại tỉnh Quảng Ngãi gặp phải những khó khăn với gánh nặng kép về dinh dưỡng, cụ thể như sau:

1. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em

a) Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi

Mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở trẻ em tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2015 là 15,4%, chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Đến năm 2017 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân tỉnh Quảng Ngãi là 14,8%.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh là 24,2% năm 2017, chỉ tiêu này đạt so với kế hoạch đề ra.

Bảng 1: Kế hoạch và thực tế thực hiện các chỉ tiêu chính đến 2017

Mục tiêu/ chỉ tiêu chính

ĐVT

Mục tiêu đến năm 2015

Thực tế thực hiện

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

%

15,0

18,1

17,2

15,9

15,7

15,4

15,2

14,8

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi

%

25,0

27,9

27,1

25,5

24,9

24,8

24,7

24,2

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm

%

 

6,8

6,7

6,3

5,8

6,3

6,2

7,2

b) Tình trạng thừa cân - béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi

Bảng 2: Kế hoạch và thực tế thực hiện các chỉ tiêu chính đến 2015 (Theo VDD)

Mục tiêu/ chỉ tiêu chính

ĐVT

Mục tiêu đến năm 2015

Thực tế thực hiện

2011

2012

2013

2014

2015

Tỷ lệ trẻ < 5 tuổi thừa cân – Béo phì

%

10

 

 

4,6

3,6

6,0

Năm 2011 - 2012, Viện Dinh dưỡng không tiến hành đánh giá tỷ lệ. Năm 2013, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân – béo phì là 4,6%; năm 2015 là 6,0%.

c) Cân nặng sơ sinh thấp dưới 2500 gam

Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam): Chỉ tiêu này đạt so với kế hoạch đề ra là 5%.

Bảng 3: Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh dưới 2500gr

Mục tiêu/ chỉ tiêu chính

ĐVT

Mục tiêu đến năm 2015

Thực tế thực hiện

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng <2500g

%

5

0,59

0,77

0,97

1,09

2,05

2,35

2,8

2. Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

a) Phòng chống thiếu Vitamin A

Trong những năm qua, mỗi năm hơn 99% trẻ em trong độ tuổi 06 - 36 tháng và hơn 85% bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng đầu sau sinh được uống vitamin A.

Bảng 4: Bổ sung Vitamin A cho trẻ < 5 tuổi của các huyện

Mục tiêu/ chỉ tiêu chính

ĐVT

Thực tế thực hiện

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Trẻ 6–36 tháng tuổi

%

99,6

99,2

99,0

99,3

99,1

99.2

99.2

Bà mẹ sau sinh trong 1 tháng

%

87,4

85,2

86,4

86,8

86,5

87

88.1

Trẻ < 5 tuổi mắc sởi, tiêu chảy

Trẻ

8.069

11.665

11.321

11.414

9.539

13.019

9.820

b) Phòng chống thiếu máu thiếu sắt

Năm 2011 – 2014 tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi chưa có nghiên cứu hay khảo sát nào để đánh giá. Năm 2015 Viện Dinh dưỡng có cuộc khảo sát tại Quảng Ngãi ở một số xã với số liệu cụ thể ở bảng 5.

Bảng 5: Tỷ lệ thiếu máu năm 2015

Mục tiêu/chỉ tiêu chính

ĐVT

Mục tiêu đến năm 2015

Thực tế

Phụ nữ tuổi sinh đẻ

%

 

28,2

Phụ nữ có thai

%

25

35,4

Trẻ em dưới 5 tuổi

%

20

34,8

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ