Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2018 hành động về dinh dưỡng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

Số hiệu 163/KH-UBND
Ngày ban hành 17/12/2018
Ngày có hiệu lực 17/12/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Bùi Văn Cửu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 163/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 17 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VỀ DINH DƯỠNG TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 718/QĐ-BYT, ngày 29/1/2018 của Bộ Y tế về việc Phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020.

Căn cứ Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sức khỏe Việt Nam;

Cán cứ chương trình hành động số 20-Ctr/TU, ngày 24/4/2018 của Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội Nghị lần thứ sáu BCH Trung ương đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch hành động về dinh dưỡng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2015-2017

1. Kết quả

Trong những năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng các hoạt động phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em vẫn được quan tâm triển khai tại tỉnh Hòa Bình và thu được những kết quả nhất định, cụ thể:

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở thể nhẹ cân giảm từ 17,7% năm 2014 xuống còn 16,8% năm 2017. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở thể thấp còi giảm từ 25,6% năm 2014 xuống còn 24,9% năm 2017. Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tại tỉnh Hòa Bình còn cao hơn tỷ lệ suy dinh dưỡng chung toàn quốc và vẫn nằm trong nhóm các tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm chậm.

- Chương trình phòng, chống thiếu Vitamin A đã mang lại hiệu quả cao, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được uống Vitamin A đạt 100%, tỷ lệ phụ nữ sau sinh đẻ được uống đạt trên 90%. Qua kết quả giám sát trong toàn tỉnh chưa phát hiện được các trường hợp trẻ bị khô mắt do thiếu Vitamin A.

- Công tác truyền thông, giáo dục thực hành dinh dưỡng hợp lý, thực hiện thường xuyên, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi về dinh dưỡng hợp lý ngày càng đa dạng, phong phú hơn về hình thức và nội dung.

2. Khó khăn, tồn tại

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn mức rất cao. Đặc biệt là suy dinh dưỡng trẻ em ở ththấp còi cao và khó tác động, đòi hỏi cần có sự quan tâm đầu tư cơ bản và lâu dài.

- Chưa có cán bộ chuyên sâu về dinh dưỡng, mạng lưới nhân viên y tế thôn bản tại các thị trấn, phường có sự thay đổi gây những khó khăn nht định trong quá trình triển khai và thực hiện các hoạt động.

- Hòa Bình là tỉnh miền núi nghèo, trong khi nguồn kinh phí trung ương cấp giảm rất nhiều so với những năm trước và kinh phí địa phương hạn hẹp nên gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động nht là công tác truyền thông, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng, trang thiết bị, tài liệu.

3. Nguyên nhân tồn tại

- Trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, các gia đình có thói quen cho trăn dặm sớm.

- Mặc dù chế độ thai sn mẹ được nghỉ 6 tháng nhưng phụ nữ nông thôn đi làm sớm nên trẻ không được chăm sóc đầy đủ từ người mẹ, đặc biệt là trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ.

- Vấn đề an ninh lương thực chưa đảm bảo, người dân chưa biết tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương.

II. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ DINH DƯỠNG ĐẾN NĂM 2020

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân đặc biệt là bà mẹ và trẻ em thông qua các giải pháp can thiệp phù hợp với tình hình địa phương, ưu tiên các vùng có nhiều khó khăn nhằm tiếp tục giảm sự khác biệt giữa các khu vực trong tỉnh trong chăm sóc dinh dưỡng và cải thiện tầm vóc.

1.2. Mc tiêu cthể

a) Mục tiêu 1: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em

* Chỉ tiêu:

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống 24%.

[...]