Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 18-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới do tỉnh Sóc Trăng ban hành

Số hiệu 95/KH-UBND
Ngày ban hành 11/09/2017
Ngày có hiệu lực 11/09/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sóc Trăng
Người ký Lê Thành Trí
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 95/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 11 tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 18-CTR/TU NGÀY 23/5/2017 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 06-NQ/TW CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH NƯỚC TA THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI

Thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 23/5/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành kế hoạch thực hiện với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

- Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về hội nhập kinh tế quốc tế.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị - xã hội. Thu hút, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao đời sống Nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế

- Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế; quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế. Phổ biến các cam kết mà Việt Nam phải thực thi trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

- Nêu cao ý thức cảnh giác trước âm mưu lợi dụng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta để chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật

- Kịp thời cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách của Trung ương; rà soát, kiến nghị Trung ương điều chỉnh, có chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng tái tạo, thương mại, dịch vụ và du lịch.

- Tập trung rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định không còn phù hợp với các cam kết quốc tế, các hiệp định thương mại tự do và các quy định pháp luật hiện hành.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh

- Đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện môi trường kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, nhất là các công trình lớn, quan trọng, thiết yếu, có sức lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hình thành và phát triển các chuỗi giá trị, nhất là các sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh.

- Tích cực cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

4. Tập trung phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

- Thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của người dân vùng nông thôn.

- Triển khai có hiệu quả các chương trình dự án, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

- Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu thuyền đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo đảm an ninh, an toàn chủ quyền vùng biển.

5. Bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc; tăng cường bảo đảm về quốc phòng, an ninh; thực hiện tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường; đổi mới tổ chức, hoạt động của công đoàn và quản lý chặt chẽ các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

- Giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch tâm linh, văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái, nâng cao tầm vóc các sự kiện, lễ hội độc đáo của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer, kết hợp các hoạt động quảng bá sản phẩm, xúc tiến kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch.

- Chủ động phòng ngừa, đấu tranh vô hiệu hóa mọi hoạt động lợi dụng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế để xâm phạm an ninh quốc gia, áp đặt về chính trị đối với nước ta hoặc gây ảnh hưởng phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư có vốn nước ngoài, nhất là các dự án lớn, bảo đảm an ninh, an toàn môi trường. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với nhu cầu thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,...Kiểm soát, kịp thời giải quyết ổn định những vấn đề phức tạp, bức xúc, nảy sinh trong lĩnh vực lao động, việc làm nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.

- Đổi mới tổ chức, hoạt động của các tổ chức công đoàn, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; đảm bảo sự ra đời, hoạt động tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định.

(Kèm theo Phụ lục phân công các nhiệm vụ cụ thể)

[...]