Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2016 triển khai công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 105/KH-UBND
Ngày ban hành 16/12/2016
Ngày có hiệu lực 16/12/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 105/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 16 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Thực hiện Quyết định số 1934/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng Kế hoạch triển khai công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, tuyên truyền, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất; các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp.

- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong việc định hướng, xây dựng nhiệm vụ, cơ chế chính sách và bố trí nguồn lực, tạo điều kiện để triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân khu công nghiệp.

2. Yêu cầu

a) Tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 1934/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của chính quyền, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở về xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

b) Tăng cường xã hội hóa, huy động các nguồn lực phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong tỉnh; tạo điều kiện để các cấp công đoàn trên địa bàn triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp.

c) Tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa công nhân phù hợp với tính chất, đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp và điều kiện ở địa phương, gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CƠ BẢN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục

- Tổ chức quán triệt các nội dung Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, n định và tiến bộ trong doanh nghiệp; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lao động, công đoàn nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, chủ các doanh nghiệp và công nhân, viên chức, người lao động về tầm quan trọng của công tác xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.

- Tuyên truyền, giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lòng yêu nước; chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; truyền thống vẻ vang của đất nước, quê hương.

- Triển khai các hoạt động truyền thông và tổ chức các hoạt động trong Tháng Công nhân; Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình...

- Nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, hoạt động văn hóa, thể thao, nhm động viên, khuyến khích công nhân, viên chức, người lao động tích cực sản xuất kinh doanh, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương, góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

2. Xây dựng, từng bước phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân ở các Khu công nghiệp

- Xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phù hợp với quy hoạch ở từng Khu công nghiệp, Doanh nghiệp, nơi có đông công nhân, người lao động cư trú, đáp ứng và thu hút ngày càng cao nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo về văn hóa của công nhân, viên chức, người lao động. Triển khai có hiệu quả Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động ở các khu công nghiệp” theo Quyết định số 1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nâng cấp hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở (huyện, xã, thôn), các nhà văn hóa, thể thao hiện có tại các Khu công nghiệp và các Doanh nghiệp.

- Xây dựng mô hình “Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân” ở các Doanh nghiệp, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp.

- Vận động xã hội hóa, huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao. Đặc biệt chú trọng tăng cường trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, dụng cụ thể dục, thể thao... từ các nguồn kinh phí của doanh nghiệp, quỹ phúc lợi, nguồn tài chính công đoàn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan, doanh nghiệp để phục vụ nhân dân, công nhân, người lao động cư trú trên địa bàn có khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

3. Phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, góp phần nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa tinh thần cho công nhân

- Xây dựng, phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; thường xuyên duy trì sinh hoạt, hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao vào các các dịp Lễ, Tết, ngày truyền thống của ngành, của cơ quan, doanh nghiệp, tạo không khí vui tươi, lành mạnh cho công nhân và lao động.

- Khai thác và tổ chức hoạt động có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao hiện có tại các cơ quan, doanh nghiệp, các khu dân cư nơi có đông công nhân, lao động sinh sống như nhà văn hóa, phòng truyền thống, thư viện, phòng tập, sân thể thao..

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động liên kết, giao lưu văn nghệ, thi đấu giao hữu thể thao giữa địa phương và các đơn vị, doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Tăng cường các hoạt động học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, lao động; chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động văn hóa thể thao của doanh nghiệp; xây dựng, củng cố các loại hình Câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của từng đối tượng công nhân.

[...]