Kế hoạch 94/KH-UBND về kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021
Số hiệu | 94/KH-UBND |
Ngày ban hành | 08/04/2021 |
Ngày có hiệu lực | 08/04/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Lê Hồng Sơn |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2021 |
Thực hiện Chương trình số 22/CTr-UBND ngày 22/01/2021 của UBND thành phố về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thành phố năm 2021; Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND Thành phố về cải thiện, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của thành phố Hà Nội năm 2021, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021 như sau:
1. Nâng cao hoạt động của các cấp chính quyền Thành phố; đặc biệt là cấp cơ sở; phấn đấu chỉ số PAPI của Thành phố Hà Nội năm 2021 được cải thiện, tăng ít nhất 05 bậc so với năm 2020; phát huy sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân vào quá trình xây dựng, thực thi và giám sát việc thực thi chính sách; thực hiện có hiệu quả chủ đề công tác năm 2021 của Thành phố “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC và CNCH; nâng cao vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng; nâng cao ý thức, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và người dân trong công tác PCCC.
3. Thông qua công tác kiểm tra đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công an, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đối với công tác PCCC và CNCH đã ban hành trong thời gian vừa qua; đồng thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các mặt công tác về PCCC và CNCH; khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém; tổng hợp, báo cáo đề xuất các cấp có thẩm quyền những nội dung cần chỉ đạo, giải quyết.
4. Việc kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, đánh giá đúng thực trạng tình hình, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở trong công tác PCCC và CNCH.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, HÌNH THỨC KIỂM TRA
1. Đối tượng
a) Cấp Thành phố: Các sở, ban, ngành Thành phố; UBND cấp huyện; UBND cấp xã; cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn Thành phố (lựa chọn một số đơn vị để kiểm tra).
b) Cấp huyện: 100% UBND cấp xã và lựa chọn một số cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn.
2. Thời gian kiểm tra: Từ ngày 15/5/2021 đến ngày 15/10/2021 (Thời gian cụ thể đối với các đơn vị được kiểm tra sẽ có thông báo sau).
3. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra theo kế hoạch; kiểm tra thường xuyên; kiểm tra đột xuất; kiểm tra chéo hoặc tiến hành tự kiểm tra.
1. Công tác triển khai, thực hiện Nghị Quyết, Chương trình, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công an, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đã ban hành.
2. Việc thực hiện trách nhiệm của UBND các cấp theo quy định tại khoản 4 Điều 58 Luật Phòng cháy và chữa cháy và Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ.
3. Việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo khoản 2 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
4. Việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
5. Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của các Đoàn Thanh tra, kiểm tra (nếu có); về công tác tổ chức thường trực sẵn sàng “Bốn tại chỗ” về PCCC và CNCH; việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về PCCC và CNCH.
1. Công an Thành phố
a) Là cơ quan Thường trực, tham mưu UBND Thành phố thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp Thành phố.
b) Lập danh sách, đề xuất các cơ quan, đơn vị, cơ sở và thời gian tiến hành kiểm tra; xây dựng đề cương hướng dẫn các đơn vị, cơ sở được kiểm tra chuẩn bị các nội dung phục vụ Đoàn kiểm tra cấp Thành phố.
c) Tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả kiểm tra, tập hợp những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo kịp thời, báo cáo, đề xuất các cấp, các ngành có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết những nội dung vượt thẩm quyền theo quy định.
2. UBND cấp huyện
a) Xây dựng Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác PCCC và CNCH; thành lập Đoàn kiểm tra cấp huyện và gửi về UBND Thành phố (qua Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an Thành phố) trước ngày 10/4/2021.
b) Báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố (qua Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an Thành phố) trước ngày 30/10/2021 để tổng hợp.