Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 93/KH-UBND về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành

Số hiệu 93/KH-UBND
Ngày ban hành 08/05/2015
Ngày có hiệu lực 08/05/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Văn Dương
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 93/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 08 tháng 05 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2015

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2014

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI VÀ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA

1. Tình hình thời tiết và thiệt hại do thời tiết nguy hiểm gây ra

- Trong năm 2014, có 05 cơn bão và 03 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta. Các cơn bão, ATNĐ không ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhưng đã gián tiếp gây ra mưa vừa đến mưa to, dông lốc, gió mạnh.

- Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, nắng nóng diễn ra khá sớm, nền nhiệt độ trung bình ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 0,3oC.

- Năm 2014, xảy ra 46 trận mưa to kèm theo gió mạnh, dông lốc, sấm sét làm chết 2 người, bị thương 5 người; sập 171 căn nhà và 1 phòng học, tốc mái 470 căn và 9 phòng học; gây đổ ngã 8 trụ điện, 47 cây xanh và 15.103 ha lúa, hoa màu. Đặc biệt ngày 04/9 xảy ra mưa to kèm theo giông gió mạnh trên địa bàn các huyện Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh và Tháp Mười làm 02 người bị thương; sập 92 căn nhà; tốc mái, hư hỏng 283 căn,7 phòng học và 01 nhà để xe giáo viên; gây đổ ngã 3 trụ điện, 46 cây xanh và 4.827 ha lúa Thu đông đang ở thời kỳ trổ chín đổ ngã.

2. Lũ lụt và thiệt hại do ngập úng gây ra

a) Khu vực thượng nguồn sông Mê Công

- Trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 có 3 đợt lũ. Mực nước lớn nhất năm 2014 tại các Trạm thượng nguồn sông Mê Công xuất hiện trong tháng 8 (trừ tại Viêntinane xuất hiện ngày 25/9).

- Mực nước đỉnh lũ năm 2014 thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 9 - 144 cm (riêng Trạm Kratie cao hơn là 137 cm), thấp hơn đỉnh lũ năm 2011 từ 9 - 133 cm và thấp hơn đỉnh lũ năm 2013 từ 29 - 52cm (trừ Trạm Kratie cao hơn 10 cm).

b) Khu vực tỉnh Đồng Tháp

* Khu vực các huyện, thị xã phía Bắc:

- Thời gian xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 từ ngày 13 - 16/8/2014.

- Mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 thấp hơn mức báo động II từ 5 - 48 cm; thấp hơn đỉnh lũ TBNN (từ năm 2000 - 2014) từ 27 - 53 cm; thấp hơn đỉnh lũ năm 2011 từ 91 - 174 cm và thấp hơn đỉnh lũ năm 2013 từ 40 - 76 cm. Mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 tại Trạm thủy văn Tân Châu là 395 cm, thấp hơn mức báo động II là 5 cm; thấp hơn đỉnh lũ TBNN là 27 cm; thấp hơn đỉnh lũ năm 2011 là 91cm và thấp hơn đỉnh lũ năm 2013 là 40 cm.

- Lúc 03 giờ ngày 09/8/2014, xảy ra vỡ đê bao lửng tại xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự gây ngập úng làm mất trắng 78 ha lúa ngậm sữa; 61 ha năng suất giảm từ 30% - 60%, thiệt hại ước tính khoảng 1,7 tỷ đồng.

* Khu vực vùng sâu Đồng Tháp Mười của tỉnh:

- Đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 xuất hiện từ ngày 14 - 19/8/2014 (riêng đỉnh lũ tại Trạm Thủy văn Trường Xuân và Trạm Thủy văn Mỹ An xuất hiện ngày 15/10 và 19/10).

- Mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 thấp hơn mức báo động III từ 30 - 92 cm; thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 34 - 74 cm; thấp hơn đỉnh lũ năm 2011 từ 74 - 145 cm và thấp hơn đỉnh lũ năm 2013 từ 49 - 79 cm.

* Khu vực các huyện, thị xã, thành phố phía Nam:

- Thời gian xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 vào ngày 10/10/2014 (riêng đỉnh lũ tại thị trấn Lai Vung và thị trấn Lấp Vò xuất hiện ngày 14/8).

- Mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 thấp hơn mức báo động III từ 3 - 40 cm (trừ tại thị trấn Cái Tàu Hạ - huyện Châu Thành cao hơn 44 cm); thấp hơn đỉnh lũ TBNN là 5 cm; thấp hơn đỉnh lũ năm 2011 từ 14 - 31 cm và thấp hơn đỉnh lũ năm 2013 từ 5 - 15cm.

Do đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 trên sông Cửu Long ở mức thấp và tổng lượng dòng chảy về khu vực đồng bằng sông Cửu Long giảm nhiều so với TBNN nên cần chủ động đối phó với tình trạng khô hạn trong mùa khô 2014-2015.

3. Sạt lở bờ sông

- Sạt lở bờ sông tiếp tục xảy ra tại 40 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt tại các xã Thường Phước 1, Long Thuận, Phú Thuận A,B - huyện Hồng Ngự; các xã Tân Qưới, Tân Bình, An Phong, Tân Thạnh, Bình Thành - huyện Thanh Bình; các xã Phong Mỹ, Bình Thạnh, Mỹ Xương, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây và thị trấn Mỹ Thọ - huyện Cao Lãnh; các xã Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Hòa An, Tịnh Thới, Phường 6 và Phường 11 - thành phố Cao Lãnh; xã Mỹ An Hưng A, B - huyện Lấp Vò; xã Tân Khánh Đông - thành phố Sa Đéc; xã An Hiệp - huyện Châu Thành.

- Tổng chiều dài các đoạn bờ sông bị sạt lở là 31,5 km, có nơi sạt lở sâu vào bờ từ 1,5 - 50 m, diện tích đất bị sạt lở 12,288 ha. Đến ngày 31/12/2014 có 739 hộ di dời đến nơi an toàn, hiện còn 1.733 hộ nằm trong vành đai sạt lở.

[...]