Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2015 ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020

Số hiệu 82/KH-UBND
Ngày ban hành 20/04/2015
Ngày có hiệu lực 20/04/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Văn Dương
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 20 tháng 4 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 của Quốc Hội ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013.

Căn cứ Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương;

Căn cứ Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 với những nội dung chính như sau:

I. Các loại hình thiên tai và sự cố chủ yếu tại tỉnh Đồng Tháp

1. Lũ lụt

- Đồng Tháp lũ xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Nguyên nhân do lũ thượng nguồn đổ về gây ra tình trạng ngập lụt là chính, nếu thời gian lũ lớn trùng với kỳ triều cường và lượng mưa tại chỗ nhiều thì mức độ ngập lụt sẽ nghiêm trọng hơn.

- Đỉnh lũ sớm thường xuất hiện trong tháng 8 và đỉnh lũ chính vụ xuất hiện từ trung tuần tháng 9 đến trung tuần tháng 10 hàng năm. Theo thống kê tại trạm thuỷ văn Tân Châu từ năm 1960 - 2013 có 15 năm xuất hiện đỉnh lũ lớn hơn 4,50m (trên mức báo động III) và 13 năm có đỉnh lũ nhỏ hơn 4,0m. Tại khu vực các huyện, thị xã phía Bắc, thời gian duy trì mực nước lũ trên mức báo động II trong những năm lũ lớn kéo dài từ 2-4 tháng và độ sâu ngập lụt từ 1,0 - 4,0m.

- Năm 2011 lũ lớn đã làm 23 người chết đuối, 30.370 căn nhà bị ngập. Trong đó, 147 căn nhà bị cuốn trôi, 2.710 hộ phải di dời và thiệt hại lớn về sản xuất nông nghiệp, giao thông, thủy lợi.

2. Ngập úng do triều cường và mưa lớn

- Ngập úng do mưa to xảy ra từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, ảnh hưởng đến sản xuất vụ Thu Đông, vườn cây ăn trái và đời sống của nhân dân trong đê bao, phải bơm tiêu úng rất tốn kém, năng suất và chất lượng sản phẩm giảm đáng kể.

- Ngập úng do triều cường (nước phản) và mưa to trái mùa xảy ra vào cuối mùa lũ, gây ngập úng cho lúa Đông Xuân mới xuống giống. Tháng 01/2009 mưa to trái mùa làm ngập 13.292ha lúa Đông xuân mới xuống giống. Trong đó, 2.777 ha mất trắng phải sạ lại, diện tích còn lại phải gieo sạ bổ sung.

3. Hạn hán

Tình trạng khô hạn nghiêm trọng xảy từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Nguyên nhân, do nhiệt độ tăng cao, không khí khô hanh, mực nước trên kênh rạch xuống thấp hơn trung bình nhiều năm, lượng mưa từ tháng 01 đến tháng 4 không đáng kể, gây nên tình trạng thiếu nước trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa.

4. Giông lốc, sấm sét

- Thường xảy ra từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm ở hầu hết các nơi trong tỉnh. Năm 2013, xảy ra 58 trận mưa to kèm theo gió mạnh, giông lốc, sấm sét gây thiệt hại về người và tài sản, làm chết 09 người chết, sập 307 căn nhà, tốc mái 1.286 căn, 32 phòng học, 16 cơ sở sản xuất kinh doanh, thiệt hại nhiều công trình kiến trúc và gây đổ ngã 9.653 ha lúa, hoa màu, cây ăn trái.

- Từ năm 2006-2013, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm làm chết 42 người, bị thương 38 người, 1.562 nhà sập, 5.376 nhà, 164 phòng học và 18 cơ sở sản xuất kinh doanh bị tốc mái.

5. Bão và áp thấp nhiệt đới

- Theo thống kê từ năm 1960-2013 có 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ảnh hưởng đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với tần suất ngày càng tăng, thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Trong đó, từ năm 1960-1989 (30 năm) có 5 cơn bão và ATNĐ, nhưng từ năm 1990 đến đầu năm 2010 (20 năm) có 8 cơn bão và ATNĐ.

- Tỉnh Đồng Tháp nằm sâu trong lục địa ít bị ảnh hưởng trực tiếp của bão và ATNĐ, nhưng cũng bị ảnh hưởng của hoàn lưu những cơn bão và ATNĐ đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ, trong thời gian xảy ra bão và ATNĐ thường có giông, lốc xoáy, mưa to trên diện rộng.

- Ngày 04 tháng 12 năm 2006 bão số 9 (Bão Rurian) đổ bộ vào đồng bằng sông Cửu Long và đi qua khu vực các huyện phía Nam tỉnh Đồng Tháp với sức gió cấp 8 - 9 làm sập và tốc mái hư hỏng nặng 437 căn nhà, 26 phòng học, 4 trụ sở cơ quan và gây đổ ngã 6,7 ha vườn cây ăn trái.

6. Sạt lở đất ven sông

- Trong những năm gần đây, sạt lở bờ sông xảy tại 36 - 45 xã, phường, thị trấn thuộc 10/12 huyện, thị xã, thành phố đặc biệt tại khu vực các xã cù lao Long Phú Thuận, cù lao Long Khánh, Thường Phước 1 - huyện Hồng Ngự; các xã Tân Bình, Tân Quới, An Phong, Bình Thành - huyện Thanh Bình; xã Mỹ An Hưng B - huyện Lấp Vò; xã An Hiệp - huyện Châu Thành; xã Tân Thuận Đông, Tịnh Thới và Phường 11- thành phố Cao Lãnh, có nơi sạt lở lấn sâu vào bờ từ 20-30m/năm.

- Từ năm 2006 - 2013, sạt lở mất 232,6 ha đất ven sông, 5.110 hộ dân phải di dời, ước thiệt hại về tài sản 238,49 tỷ đồng.

7. Các sự cố thường xảy ra

- Toàn tỉnh 8.974,9 ha rừng tập trung chủ yếu tại huyện Tam Nông, Cao Lãnh và Tháp Mười. Về mùa khô, mực nước xuống thấp, không khí khô hanh, thường xảy ra cháy rừng do người dân xâm nhập vào rừng gây ra. Từ năm 2007 -2009, xảy ra 52 vụ cháy gây thiệt hại 450,47 ha rừng và đồng cỏ.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ