Kế hoạch 9252/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 9252/KH-UBND
Ngày ban hành 14/09/2017
Ngày có hiệu lực 14/09/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Đinh Quốc Thái
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9252/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 14 tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Thực hiện Kế hoạch số 208/KH-BCĐ ngày 11/7/2017 của Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ về thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020; UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chương trình trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong phòng, chống tội phạm, nhằm giảm tội phạm và các tệ nạn xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp, huy động sự tham gia của hệ thống chính trị và toàn xã hội tạo sức mạnh tổng hợp, thống nht, toàn diện trong phòng, chống tội phạm.

3. Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS, tội phạm và tệ nạn xã hội tỉnh và các đơn vị, địa phương căn cứ nội dung chương trình, xác định rõ trách nhiệm, tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình quyết liệt, thiết thực và hiệu quả.

II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Công tác tham mưu, chỉ đạo

1.1. Nội dung

a) Ban hành Kế hoạch hàng năm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; định kỳ 6 tháng, hàng năm, Ban Chỉ đạo Phòng chng AIDS, tội phạm và tệ nạn xã hội tỉnh tổ chức họp đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và xác định chương trình, kế hoạch công tác trong thời gian tiếp theo.

b) Lồng ghép thực hiện Chương trình với các nghị quyết, chỉ thị, chương trình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

c) Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các đề án đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo đúng mục tiêu, nội dung, phân công tại Chương trình. Chậm nhất quý III/2017 phải hoàn thành việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình và các đề án; định kỳ quý, 6 tháng, hàng năm báo cáo về Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ theo quy định.

d) Nghiên cứu, điều tra khảo sát, tổ chức các hội thảo, giao ban, tập huấn và các hội nghị chuyên đề để đề ra các kế hoạch, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tiến tới giảm tội phạm và tệ nạn xã hội.

đ) Hằng năm, thành lập các đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình tại một số sở, ngành và địa phương.

1.2. Trách nhiệm thực hiện

a) Công an tỉnh - Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS, tội phạm và tệ nạn xã hội tỉnh giúp UBND tỉnh chủ trì thực hiện các hoạt động trên.

b) Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa thực hiện các nhiệm vụ trên theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Công tác phòng ngừa tội phạm

2.1. Nội dung

a) Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tquốc trong tình hình mới”; Chương trình phối hợp số 17/CTPH-CA-MTTQ ngày 14/11/2013 giữa Công an với MTTQ và các tổ chức thành viên về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh”; Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 12/01/2017 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” và các nghị quyết, chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành khác giữa Công an tỉnh với các sở, ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tn, báo chí trong công tác phòng, chống tội phạm.

b) Các cơ quan báo chí xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các tin bài, sản xuất phim phóng sự, phim tài liệu, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng thời lượng, tn sut thông tin về công tác phòng, chống tội phạm nhằm định hướng dư luận, tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội tích cực tham gia phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời kết hợp kiểm soát chặt ch thông tin trên mạng internet.

c) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong phòng chống tội phạm, nht là tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm phòng ngừa, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm cho các lực lượng phòng, chống tội phạm ở cơ sở và người dân, chú trọng ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... không để tội phạm lợi dụng hoạt động.

d) Xây dựng, rà soát, đánh giá phân loại, duy trì và nhân rộng các mô hình, đin hình tiên tiến về phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm ở cơ sở hoạt động có hiệu quả.

đ) Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực quản lý tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, đất đai, khoáng sản, môi trường, cư trú, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngành nghề kinh doanh có điều kiện... không để tội phạm lợi dụng hoạt động.

2.2. Trách nhiệm thực hiện

a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp Công an tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại điểm a, c, d mục 2.1.

b) Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ tại điểm đ mục 2.1.

[...]