Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2021 thực hiện nhiệm vụ năm 2022 Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 91/KH-UBND
Ngày ban hành 14/04/2021
Ngày có hiệu lực 14/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Lạng Sơn,ngày 14 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2022 ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2017 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;

Thông tư số 51/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;

Công văn số 343/BGDĐT-ĐANN ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đề xuất kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;

Công văn số 955/BGDĐT-ĐANN ngày 11/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia và đề xuất Kế hoạch triển khai tại đơn vị.

II. MỤC TIÊU

Đổi mới căn bản việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc, giao tiếp, hội nhập; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông (GDPT) vào năm 2025.

III. NHIỆM VỤ

1. Triển khai chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu, học liệu

1.1. Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ bậc mầm non

Tạo cơ hội tiếp cận ngoại ngữ cho trẻ mầm non, các huyện, thành phố triển khai chương trình làm quen với ngoại ngữ ở mẫu giáo ở những cơ sở giáo dục theo nhu cầu học tập của gia đình trẻ. Triển khai áp dụng Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo theo Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình làm quan với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo.

- Tổ chức dạy tiếng Anh tại 40 cơ sở giáo dục mầm non, với 250 lớp và khoảng 5.800 trẻ theo chương trình trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh (theo hình thức xã hội hóa).

- Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố hướng dẫn triển khai chương trình đối các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo điều kiện tổ chức.

1.2. Đối với giáo dục phổ thông

Chỉ đạo việc triển khai dạy học ngoại ngữ ở các bậc học, cấp học đáp ứng yêu cầu về năng lực, phẩm chất cho học sinh; đa dạng các hoạt động dạy học ngoại ngữ ở các trường phổ thông, cụ thể như sau:

- Cấp tiểu học dạy các chương trình tiếng Anh:

+ Tiếng Anh tự chọn lớp 1 và lớp 2 ở 35 trường, 200 lớp, 1.000 học sinh (chương trình trẻ làm quen với tiếng Anh; kinh phí xã hội hóa).

+ Tiếng Anh 10 năm hiện hành ở lớp 4 và lớp 5 tại 253/253 trường (100%), 29.000 học sinh.

+ Tiếng Anh lớp 3 theo Chương trình GDPT 2018 tại 253/253 trường (100%), 14.000 học sinh lớp 3.

- Cấp trung học cơ sở (THCS) dạy các chương trình tiếng Anh:

+ Tiếng Anh 7 năm tại 120/224 trường có cấp THCS (53,6%), 17.000 học sinh THCS (36,9%).

+ Tiếng Anh 10 năm hiện hành tại 138/224 trường có cấp THCS (61,6%), 17.500 học sinh lớp 7 - 9 (38,0%).

+ Tiếng Anh lớp 6 theo chương trình GDPT 2018 tại 224/224 trường có cấp THCS (100%), 11.500 học sinh THCS (25,0%).

- Cấp trung học phổ thông (THPT) dạy các chương trình tiếng Anh:

+ Tiếng Anh 7 năm tại 30/30 trường có cấp THPT (100%), 21.500 học sinh THCS (93,5%).

+ Tiếng Anh 10 năm hiện hành tại 12/30 trường có cấp THPT (40,0%), 1.500 học sinh (6,5%).

[...]