Nghị quyết 312/NQ-HĐND năm 2020 thông qua chủ trương phê duyệt Kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2021-2025
Số hiệu | 312/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 11/12/2020 |
Ngày có hiệu lực | 11/12/2020 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký | Nguyễn Quốc Chung |
Lĩnh vực | Giáo dục |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 312/NQ-HĐND |
Bắc Ninh, ngày 11 tháng 12 năm 2020 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 21
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2017 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2017 - 2025;
Xét Tờ trình số 531/TTr-UBND ngày 01/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc đề nghị đề nghị thông qua chủ trương phê duyệt Kế hoạch dạy và học Ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội và ý kiến thảo luận của đại biểu.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện dạy học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
1.1. Mục tiêu chung:
Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục, triển khai hiệu quả chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, đẩy mạnh dạy học môn Toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc, tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập; tạo bước đột phá trong việc đánh giá năng lực ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh cuối cấp học; xây dựng mô hình trường, lớp chuyên sâu về ngoại ngữ; nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đối với giáo dục mầm non:
Cho trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi) làm quen với tiếng Anh ở những cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện, trên cơ sở cha mẹ trẻ tự nguyện đăng ký tham gia, theo hình thức xã hội hóa giáo dục, từ năm học 2020 - 2021.
Đến năm 2025, phấn đấu 90% trường mầm non và 50% nhóm, lớp độc lập tư thục có đủ điều kiện triển khai chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo.
b) Đối với giáo dục phổ thông:
Phấn đấu đến năm 2025, 100% trường tiểu học triển khai chương trình tiếng Anh tự chọn cho học sinh lớp 1 và lớp 2.
Nâng cao chất lượng dạy và học chương trình tiếng Anh 10 năm cho 100% học sinh các trường phổ thông (từ lớp 3 đến lớp 12) theo lộ trình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phấn đấu có 100% giáo viên ngoại ngữ cấp học phổ thông đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ và phương pháp dạy học mới theo quy định khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương; 30% giáo viên tiếng Anh trung học cơ sở, trung học phổ thông được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và nâng chuẩn nghe nói tại các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất; bồi dưỡng khoảng 165 giáo viên (05 lớp) môn Toán và các môn Khoa học tự nhiên có thể sử dụng tiếng Anh để giảng dạy.
Đến năm 2025, có 80% trường phổ thông triển khai thực hiện chương trình tăng cường tiếng Anh đáp ứng nhu cầu của học sinh và phụ huynh học sinh.
Đến năm 2025, có từ 20% đến 30% giáo viên tiếng Anh phổ thông thi các chứng chỉ Quốc tế đạt và vượt theo yêu cầu của cấp học; 100% giáo viên hoàn thành lớp công nghệ thông tin (ICT) để sử dụng công nghệ dạy học hiện đại, soạn giảng giáo án điện tử và ứng dụng sách mềm,... trong dạy học; tiếp tục bồi dưỡng giáo viên và nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán và các môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh.
Từng bước triển khai đánh giá năng lực tiếng Anh theo cho học sinh cuối các cấp học, đảm bảo đạt chuẩn theo quy định: Bậc 1 (A1) đối với học sinh lớp 5, Bậc 2 (A2) đối với học sinh lớp 9, Bậc 3 (B1) đối với học sinh lớp 12; đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế cho giáo viên, học sinh. Kết hợp với các đối tác trong nước và quốc tế có đủ điều kiện để thực hiện các kỳ kiểm tra tiếng Anh và các ngoại ngữ khác theo chuẩn quốc tế, trên tinh thần tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh.
Đến năm 2025, mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở, 01 trường trung học phổ thông có mô hình chuyên sâu về dạy học ngoại ngữ; có ít nhất 5% số trường trung học cơ sở và 10% số trường trung học phổ thông triển khai chương trình song ngữ (ngoài tiếng Anh, học thêm ngoại ngữ thứ 2 là một trong các tiếng Nhật, Pháp, Đức, Hàn, Nga hoặc Trung,...). Tiếp tục thí điểm và mở rộng triển khai học các môn học khác bằng tiếng Anh ở các trường có nhu cầu và đủ điều kiện.
Rà soát, bổ sung và cấp mới trang thiết bị dạy học cho 100% các phòng học ngoại ngữ, đảm bảo 100% các phòng học có tivi/màn hình hoặc thiết bị tương ứng khác nối mạng internet và các phần mềm ứng dụng dạy học ngoại ngữ.
c) Đối với Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh:
Đến năm 2025, phấn đấu 100% sinh viên tốt nghiệp đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học.