Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2008 thực hiện Chương trình thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu | 90/KH-UBND |
Ngày ban hành | 24/12/2008 |
Ngày có hiệu lực | 24/12/2008 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Nguyễn Ngọc Thiện |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính |
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/KH-UBND |
Huế, ngày 24 tháng 12 năm 2008 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 04/12/2008 của Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế; Nghị quyết số: 11a/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2009; thực hiện Chương trình công tác năm 2009 của UBND tỉnh; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng... đưa công tác cải cách hành chính có liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh vận hành một cách đồng bộ, có hiệu quả nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu và doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm;
2. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn. Huy động và bố trí các nguồn lực hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng về quản lý cho khoảng từ 150-200 doanh nghiệp trong năm 2009 về các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp;
3. Hỗ trợ các doanh nghiệp có dự án đầu tư triển khai thuận lợi nhằm góp phần đạt mục tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội và thu ngân sách đạt kế hoạch năm 2009 đã đề ra.
1. Rà soát, điều chỉnh các quy định, thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp, nhất là thủ tục về xây dựng, tiếp cận đất đai, vay vốn, thuế, hải quan.... Ban hành đầy đủ, đồng bộ các qui trình cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện chưa ban hành. Trước mắt, triển khai nghiêm túc Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội:
- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai việc tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu và doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
- Cục Thuế tỉnh chủ trì phối hợp Sở Tài chính chỉ đạo thực hiện:
+ Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý 4/2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Thực hiện giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với số thuế phải nộp năm 2009 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (70% số thuế còn lại sau khi giảm) và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử.
+ Tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán.
2. Củng cố các Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đối với các huyện/thành phố Huế để đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả giải phóng mặt bằng giao cho các nhà đầu tư thực hiện dự án.
3. Công khai hoá các Quy hoạch được duyệt, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nghiên cứu cơ hội đầu tư.
4. Ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư cùng với chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư cho từng dự án đó.
5. Tiếp tục đẩy nhanh công tác sắp xếp, cổ phần hoá, chấn chỉnh công tác quản lý, giám sát hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
6. Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các dự án trọng điểm như Dự án hạ tầng ngoài hàng rào, đền bù, giải phóng mặt bằng nhà máy xi măng Nam Đông; Dự án ngoài hàng rào Nhà máy xi măng Đồng Lâm; các dự án hỗ trợ hạ tầng KCN Phú Bài, KCN Phong Thu, Tứ Hạ; Cụm CN-TTCN làng nghề Thuỷ Phương, Dương Hoà, Tứ Hạ...
7. Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý doanh nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
8. Khuyến khích phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, nhất là ở khu vực nông thôn.
9. Nghiên cứu sớm thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh.
1. Về nguồn lực
- Tổng nguồn vốn ngân sách dự kiến huy động để thực hiện các chương trình, đề án thuộc Chương trình thúc đẩy phát triển doanh nghiệp là: 40 tỷ đồng, bố trí chủ yếu cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trọng điểm.
Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Huế căn cứ nhiệm vụ được giao, lập kế hoạch vốn gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Đối với hỗ trợ đào tạo về quản lý cho doanh nghiệp: Tranh thủ các nguồn tài trợ khác nhau phối hợp với các Sở, ngành để tổ chức các lớp đào tạo về quản trị doanh nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực kinh doanh, marketing... cho các giám đốc và chủ doanh nghiệp. Tổ chức các đợt tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình doanh nghiệp làm ăn giỏi, điển hình. Tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ một phần ngân sách cho các khoá đào tạo, tập huấn.
2. Phân công thực hiện