Kế hoạch 89/KH-UBND về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2020

Số hiệu 89/KH-UBND
Ngày ban hành 28/05/2020
Ngày có hiệu lực 28/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Hồ Tiến Thiệu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 28 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2020

Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao năng lực, chủ động phòng chống thiên tai, đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản; tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tổ chức hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân từ đó phát huy tinh thần tự giác, chủ động trong phòng chống thiên tai.

- Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân sách Nhà nước cho phòng, chống thiên tai; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống thiên tai gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các ngành, địa phương.

- Kế hoạch là cơ sở để triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mang lại hiệu quả.

2. Yêu cầu

- Phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương và của toàn xã hội với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm.

- Kế hoạch phòng, chống thiên tai được thực hiện theo 3 giai đoạn: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả. Trong đó chú trọng công tác quản lý rủi ro thiên tai, lấy phòng ngừa là chính, bám sát phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương, từng cấp, từng ngành.

- Kết hợp tốt giữa giải pháp công trình và phi công trình trong phòng, chống thiên tai, từng bước xây dựng kế hoạch kết hợp giữa khôi phục và nâng cấp sau thiên tai mang lại hiệu quả; đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai phải kết hợp đa mục tiêu, có trọng tâm, trọng điểm.

- Sử dụng có hiệu quả, tổng hợp các nguồn lực trong và ngoài nước cho phòng, chống thiên tai; đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào phòng, chống thiên tai.

B. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

I. Đặc điểm dân sinh, kinh tế-xã hội và cơ sở hạ tầng

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số trung bình sơ bộ năm 2019 của toàn tỉnh là 782.666 người, trong đó dân số thành thị là 160.024 người (chiếm 20,45 %), dân số nông thôn là 622.642 người (chiếm 79,55 %), mật độ dân số bình quân 94 người/km2; trên địa bàn có trên 38 dân tộc sinh sống, một số dân tộc chiếm tỉ lệ lớn như: Kinh (16,09 %), Nùng (42,90 %), Tày (36,08 %), Dao (3,61 %), Sán Chay (0,63 %), Hoa (0,20 %)...

Kinh tế tiếp tục phát triển, năm 2019 tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh ước đạt 7,63% (mục tiêu là 8,5-9%); trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 2,8%, công nghiệp - xây dựng tăng 12,32%, dịch vụ tăng 7,44%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,65%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông lâm nghiệp chiếm 21,17%, công nghiệp - xây dựng 23,33%, dịch vụ 51,08%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,42%; thu nhập bình quân đầu người đạt 43,4 triệu đồng.

Quốc phòng, an ninh tiếp được củng cố giữ vững. Trong năm 2019 đã tổ chức thành công cuộc diễn tập ứng phó sự cố, thiên tai hồ Cấm Sơn thuộc tỉnh Bắc Giang, tỉnh Lạng Sơn; diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh, diễn tập khu vực phòng thủ huyện Văn Quan và Đình Lập; diễn tập chiến đấu phòng thủ cho 57 xã, phường, thị trấn; hoàn thành phê duyệt Đề án xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Kết cấu hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư, chỉ đạo triển khai quyết liệt, tập trung cho các dự án trọng điểm. Đã cơ bản hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng một số công trình, hạng mục công trình lớn như: Bệnh viện đa khoa tỉnh 700 giường giai đoạn 1; dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Bắc Giang - Chi Lăng; hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn - Tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn (ODA). Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển giao thông nông thôn, nâng tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã lên 79%; hiện có 93% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 99,4% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch.

II. Đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp

1. Một số loại hình thiên tai có khả năng ảnh hưởng trên địa bàn

Lũ, lũ quét, ngập lụt, mưa lớn, hạn hán, rét hại, mưa đá, sạt lở đất... có khả năng xảy ra ở cả 4 mùa trong năm với cường độ khác nhau. Lũ quét, gió lốc, sạt lở đất, đá là các dạng thiên tai xảy ra bất thường, bất ngờ, khó dự báo.

Các loại thiên tai có khả năng xảy ra, ảnh hưởng trên địa bàn từ cấp rủi ro: cấp 1 đến cấp 3 và có xu hướng gia tăng cả về số lần xảy ra và cường độ, phạm vi ảnh hưởng, mức độ thiệt hại, đặc biệt là tính chất bất thường của nó.

2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, tình hình khí hậu, thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng, đặc biệt là trước tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết hết sức phức tạp, cực đoan, bất thường đã gây ra các dạng thiên tai khó lường làm ảnh hưởng lớn tới các hoạt động kinh tế xã hội, sản xuất, đời sống người dân trên địa bàn, cụ thể là:

- Sản xuất Nông nghiệp: biến đổi khí hậu có khả năng tiếp tục khiến cho thiên tai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn khắc nghiệt hơn, do đó tiếp tục gây ra những thiệt hại nghiêm trọng hơn đến diện tích gieo trồng cũng như năng suất cây trồng. Đối với hoạt động chăn nuôi, do tính dị thường của khí hậu nên một số loại bệnh dịch nguy hiểm đối với vật nuôi có thể bùng phát trở lại cũng như có có thể xuất hiện một số loại bệnh mới.

- Sản xuất lâm nghiệp: nhiệt độ không khí ngày càng gia tăng sẽ khiến cho nguy cơ cháy rừng trên địa bàn có thể sẽ tăng nhiều hơn so với một số năm vừa qua nếu không có các biện pháp quản lý rừng hiệu quả cũng như đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống cháy rừng đến người dân. Các loại sâu, bệnh hại rừng có thể tiếp tục phát triển.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ