Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2019 thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nâng cao xếp hạng Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (Chỉ số B1) trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Số hiệu | 88/KH-UBND |
Ngày ban hành | 17/07/2019 |
Ngày có hiệu lực | 17/07/2019 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cà Mau |
Người ký | Lâm Văn Bi |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/KH-UBND |
Cà Mau, ngày 17 tháng 7 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO XẾP HẠNG CHỈ SỐ CHI PHÍ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT (CHỈ SỐ B1) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Công văn số 1083/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 29/3/2019 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn nâng xếp hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1). Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao xếp hạng Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (Chỉ số B1) như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao xếp hạng Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (sau đây viết tắt là Chỉ số B1) nhằm cắt giảm triệt để các chi phí không hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.
- Ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện Chỉ số B1, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả, chất lượng hệ thống thể chế về pháp luật kinh doanh.
- Giám sát trách nhiệm thi hành pháp luật kinh doanh của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp nâng cao Chỉ số B1 trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp, chính sách, cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra trong Kế hoạch.
- Quá trình triển khai thực hiện phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021; Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp và các văn bản triển khai thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Nội dung cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật
- Chi phí hành chính và thời gian mà doanh nghiệp phải gánh chịu để thực hiện các yêu cầu của pháp luật, bao gồm thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước và các nghĩa vụ khác.
- Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định cho việc đáp ứng các yêu cầu theo quy định pháp luật.
- Các khoản phí, lệ phí chính thức phải nộp trong quá trình thực hiện các thủ tục có liên quan.
- Chi phí rủi ro pháp lý tăng thêm, thiệt hại hoặc mất cơ hội kinh doanh do chất lượng kém của quy định pháp luật dẫn đến bị xử phạt hoặc chậm trễ trong giải quyết thủ tục.
- Chi phí không chính thức các khoản trả thêm ngoài quy định để được sử dụng dịch vụ công, để được nhận các hợp đồng, giấy phép trong lĩnh vực công hoặc để có được các quyết định thuận lợi.
2. Hoàn thiện thể chế để giảm chi phí tuân thủ pháp luật
- Nâng cao trách nhiệm và chất lượng hoạt động rà soát thường xuyên, chuyên đề; rà soát theo ngành, lĩnh vực; hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động theo dõi thi hành pháp luật... phát hiện các quy định liên quan về giá, phí và lệ phí không còn phù hợp, bất hợp lý hoặc có nội dung chưa rõ, khó hiểu, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc thiếu khả thi, thiếu minh bạch, khó tuân thủ để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo quy định.
- Việc xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo chất lượng, đúng trình tự, thủ tục; thiết lập hệ thống quy phạm pháp luật đơn giản, dễ thực thi. Kiên quyết không ban hành các quy định chứa đựng các yêu cầu không cần thiết, bất hợp lý, cản trở điều kiện đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức thực thi, tuân thủ pháp luật
- Thiết lập các hình thức đa dạng, linh hoạt trong tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp trong thực thi và tuân thủ pháp luật trực tiếp liên quan đến chi phí tuân thủ pháp luật, bảo đảm thuận lợi, dễ dàng trên tinh thần cầu thị, lắng nghe, ghi nhận, xử lý công khai, công bằng, nhanh chóng, khách quan, đúng thẩm quyền; bảo mật thông tin của doanh nghiệp, cá nhân khiếu nại, tố cáo về những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi pháp luật.
- Tăng cường chỉ đạo tổ chức tiếp nhận và tập trung giải quyết kịp thời, đúng quy định các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện thanh tra, kiểm tra công vụ, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ ở cấp huyện, cấp xã và những lĩnh vực như: Đất đai, thuế, đầu tư xây dựng...; kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, tạo gánh nặng không đáng có cho doanh nghiệp; kịp thời động viên, biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể gương mẫu, tiêu biểu trong việc thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm, hiệu quả các quy định của pháp luật, tạo thuận lợi và góp phần tiết kiệm chi phí tuân thủ pháp luật.
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
- Công khai kết quả xử lý các vụ việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị trên các trang thông tin điện tử, trên các phương tiện thông tin, truyền thông phù hợp theo quy định.