Kế hoạch 8732/KH-UBND năm 2015 thực hiện kết luận 97-KL/TW về chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu 8732/KH-UBND
Ngày ban hành 26/10/2015
Ngày có hiệu lực 26/10/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Văn Chánh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8732/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 26 tháng 10 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 97-KL/TW NGÀY 15/5/2014 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7, KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

Thực hiện Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 09/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ vban hành Kế hoạch thực hin Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Công văn s8425-CV/TU ngày 06/5/2015 của Tnh ủy Đồng Nai vviệc giao UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình thực hin Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 09/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thc hin kết luận s97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị.

y ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

1. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020:

- Đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp, tiu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành ngh nông thôn đtỷ trọng nông nghiệp trong GDP toàn tỉnh giảm còn 4-5%; Giá trị sản xuất tăng bình quân 4,01%/năm; Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (1 ha) đất nông nghip đt khoảng 140 triệu đồng/ha;

- Có bước thay đổi căn bản về chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và dân cư nông thôn. Phấn đấu nâng cao thu nhập bình quân đầu ngưi lên 59,8 triệu đồng/người/năm; cơ bản xóa được hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới của tỉnh); nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%;

- Phấn đấu đưa Đồng Nai trở thành tỉnh đạt chuẩn NTM với 100% số huyện, thị, thành đạt chuẩn vào năm 2020; 100% số xã đạt chuẩn.

2. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

Để tiếp tục thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, để cụ th hóa Kết luận s97-KL/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 458/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu các cp ủy đảng, chính quyn, cán bộ, đảng viên và các tầng lp nhân dân trên địa bàn tỉnh cn tập trung thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động:

- Tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc nội dung tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và hệ thống các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong toàn hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân để từng cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng, chính quyền, các cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt là người đứng đầu các tổ chức, các cơ quan và người dân hiểu đầy đủ, sâu sắc về quan điểm của Đảng và Nhà nước về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đt nước.

- Trong công tác tuyên truyền, vận động, quán triệt và tổ chức thực hiện phải xác định rõ mục tiêu cao nhất là: không ngừng nâng cao đời sng vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà; phải làm cho mọi người dân nông thôn nhận thức một cách sâu sc coi việc phát trin sản xut nông nghiệp là then cht, xây dựng NTM là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhằm tạo nền tảng vững chắc góp phn duy trì tăng trưởng kinh tế, n định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững quc phòng - an ninh, đảm bảo yêu cu thực hiện mục tiêu phát trin nhanh và bn vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Để công tác tuyên truyền, vận động có hiệu quả cần chú trọng lấy từ điển hình thực tế sinh động, mô hình tt, có hiệu quả đ tuyên truyn, vận động, thuyết phục cùng chung tay, góp sức xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn, ly sức dân đchăm lo cho lợi ích của dân.

- Trong công tác tuyên truyền vận động phải đạt được yêu cầu “4 không” (không đ cp ủy viên, cán bộ, đảng viên nào ở cơ sở đứng ngoài cuộc trong xây dựng NTM; không đ bt kỳ tchức chính trị và tchức chính trị - xã hội nào và không đ bt kỳ người nông dân nào ở xã đứng ngoài cuộc trong xây dựng NTM, không còn bt kỳ hộ nông dân nào sản xut nông nghiệp đơn lẻ, đứng ngoài chui liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản).

2.2. Rà soát, điều chỉnh bổ sung nâng cao chất lượng công tác quy hoạch.

- Tập trung nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, trên cơ sở rà soát, điu chỉnh quy hoạch tng thcó liên quan gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; quy hoạch vùng sản xut các loại nông sản chủ lực, hình thành các mặt hàng nông sản có thương hiệu quốc gia, quốc tế.

- Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM đáp ứng yêu cu sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển nông thôn gắn hài hòa với phát trin đô thị và quá trình đô thị hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường; bảo đảm tính liên kết vùng, thng nht với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện, các quy hoạch chuyên ngành khác, bảo đảm chất lượng, phù hp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt.

2.3. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn gắn với tái cơ cấu nền nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết trong sản xuất nông nghiệp nhm nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của nông sản, ưu tiên trưc hết cho các sản phẩm chủ lực. Xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 869/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và pt triển bn vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 4227/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sn xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng dự án cánh đồng ln trên địa bàn tnh Đồng Nai; Tiếp tục thực hiện Chương trình “Phát triển cây trồng, vật nuôi chlực và xây dng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020” theo Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 ca UBND tỉnh Đồng Nai;

- Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông n đồng thời hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vưng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở nông thôn, nhất là các doanh nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản, doanh nghiệp sản xut ging, vật tư nông nghiệp, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tại ch;

- Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phm; tạo điu kiện phát trin các lĩnh vực sản xuất với khả năng cạnh tranh được nâng cao;

- Tiếp tục quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững đi đôi với khai thác và nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường của rừng trên cơ sở điu chỉnh quy hoạch hợp lý ba loại rừng, gắn bảo vệ phát triển rừng với nâng cao thu nhập, cải thiện đời sng của người làm nghề rừng, phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới.

2.4. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, chú trọng nâng cao đời sống vật chất văn hóa, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là các các vùng còn nhiều khó khăn

- Thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn các xã, thường xuyên nghiên cứu, rà soát, đánh giá lại hệ thng 19 tiêu chí và 54 chỉ tiêu của Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh;

- Đi với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao của tỉnh, nhm hướng tới việc xây dựng một xã hội nông thôn dân chủ, n định, giàu bản sắc văn hóa, dân tộc, trình độ dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ;

- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; phát huy dân chủ của nông dân. Ưu tiên đầu tư phát trin y tế, giáo dục ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Phát trin hệ thng an sinh xã hội ở nông thôn; thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế, chính sách dân số, chính sách trợ giúp pháp lý... đảm bảo cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn tiến gần tới mức các đô thị trung bình;

- Thực hiện hiệu quả các chương trình và chính sách giảm nghèo: bình quân mi năm giảm 1% tỷ lệ hộ nghèo theo Nghị quyết số 126/2014/NQ-HĐND ngày 26/9/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo và chính sách hỗ trợ đối với hộ mới thoát nghèo tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020; đến năm 2020, cơ bản xóa được hộ nghèo (theo chun nghèo mới của tỉnh);

- Củng cố và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, huy động sức mạnh toàn dân trong công tác đấu tranh phòng chống tội phm. Xây dựng xã là địa bàn có an ninh chính trị được giữ vững, không để xảy ra tụ tập, khiếu kiện động người; giảm tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông; xây dựng lực lượng công an và dân quân tự vệ vững mạnh.

[...]