ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
87/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
CẢI THIỆN, NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI CHẤT
LƯỢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG (SIPAS) THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg
ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC);
Quyết định số 979/QĐ-BNV ngày 18/11/2020 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Hệ thống
ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính (CCHC) và đo lường sự
hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai
đoạn 2021-2030”; Chương trình số 01-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về
việc tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống
chính trị Thành phố trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn
2021-2025; Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 01/6/2021 về cải cách hành chính nhà nước
của Thành phố giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 11/6/2021 về cải
thiện, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung ứng
dịch vụ công (SIPAS) giai đoạn 2021-2025 của thành phố Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban
hành Kế hoạch Cải thiện, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với
chất lượng cung cấp dịch vụ công (SIPAS) thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường
giai đoạn 2021 - 2025 của thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Từng bước nâng cao sự hài lòng của
người dân, tổ chức đối với dịch vụ công thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường
tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội; đảm bảo đến năm 2025, tối thiểu
90% người dân, tổ chức, doanh nghiệp hài lòng đối với dịch vụ công thuộc lĩnh vực
tài nguyên và môi trường.
b) Mục tiêu cụ thể
- Xác định rõ các nội dung cần tập
trung ưu tiên cải thiện để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh
vực tài nguyên và môi trường theo hướng lấy người dân, tổ chức làm trung tâm và
giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
- Phân định rõ trách nhiệm của các cơ
quan, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc thực hiện cải thiện chất lượng cung ứng
dịch vụ công thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Chất lượng dịch vụ công thuộc lĩnh vực
tài nguyên và môi trường và tỷ lệ người dân, tổ chức, doanh nghiệp hài lòng đối
với dịch vụ công thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tăng bền vững qua các
năm.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch được triển khai đồng bộ,
nghiêm túc ở các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị liên quan. Đảm bảo có sự
phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị liên quan
trong triển khai Kế hoạch.
- Việc triển khai Kế hoạch phải được
kiểm tra, đánh giá định kỳ, đột xuất và hậu kiểm, đảm bảo hiệu quả, chất lượng,
tiết kiệm, tránh lãng phí.
- Gắn trách nhiệm của người đứng đầu
các cơ quan, đơn vị đối với kết quả chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối
với dịch vụ công thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Sử dụng kết quả chỉ số
hài lòng của người dân, tổ chức đối với dịch vụ công thuộc lĩnh vực tài nguyên
và môi trường là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả thực thi
nhiệm vụ, thi đua, khen thưởng đối với cơ quan, đơn vị, người đứng đầu, công chức,
viên chức.
II. NỘI DUNG
1. Hàng năm, thực hiện thông tin,
tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, khách quan về việc triển khai và kết quả xác định
Chỉ số Hài lòng - SIPAS tới các cá nhân, tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cá
nhân, tổ chức về quyền lợi và trách nhiệm trong việc tham gia giám sát, phản hồi
ý kiến về chất lượng cung ứng dịch vụ công, chất lượng phục vụ tại các cơ quan
thuộc Thành phố. Đồng thời tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn thể cán bộ,
công chức, viên chức tại các phòng, đơn vị trực thuộc; tiến hành kiểm tra, đánh
giá những tồn tại, hạn chế, xác định nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục tồn
tại, hạn chế trong các năm tiếp theo.
2. Công khai đăng tải, niêm yết đầy đủ
nội dung thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tăng cường
các hình thức công khai minh bạch thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến
trên Cổng giao tiếp điện tử của Thành phố, Trang thông tin điện tử của các cơ
quan, đơn vị, vừa trực tiếp tại nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục
hành chính của các cơ quan, đơn vị về dịch vụ công, thành phần hồ sơ, cách thức
nộp hồ sơ và nhận kết quả, quy trình, thời gian giải quyết, phí, lệ phí đối với
từng thủ tục hành chính; đảm bảo 100% thủ tục hành chính được đăng tải, niêm yết
công khai để mọi người dân, tổ chức đều có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt cơ
chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định của Chính phủ; không để xảy ra
tình trạng quá hạn trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức;
hướng dẫn người dân, tổ chức kê khai hồ sơ đầy đủ, chính xác, không để người
dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ. Nghiêm túc thực hiện việc
công khai xin lỗi tổ chức, cá nhân khi giải quyết thủ tục hành chính để xảy ra
sai sót, quá hạn đối với kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.
4. Rà soát, bổ sung trang thiết bị,
cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ giao dịch của cá nhân, tổ chức; bảo quản, duy
trì, vận hành trang thiết bị ổn định. Tập trung đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện
đại, dễ sử dụng để người dân, tổ chức sử dụng trong quá trình giao dịch giải
quyết công việc.
5. Thường xuyên rà soát, đơn giản hóa
thủ tục hành chính để cắt giảm tối đa các loại giấy tờ không cần thiết, tiết kiệm
thời gian, giảm chi phí cho cơ quan, công dân, tổ chức tham gia giải quyết thủ
tục hành chính. Tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
và dịch vụ bưu chính công ích trên các lĩnh vực quản lý.
6. Tiếp nhận, xử lý, hướng dẫn phản
ánh kiến nghị về quy trình hành chính, giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo
đúng quy định. Công khai địa chỉ tiếp nhận phản ánh kiến nghị; niêm yết công
khai số điện thoại, hộp thư điện tử của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính.
7. Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng
lực, trách nhiệm, kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ và tinh thần thái độ
phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc
cho người dân, tổ chức trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
8. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc
giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công thuộc lĩnh vực tài nguyên
và môi trường; Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm,
tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực
thi công vụ, không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà
trong giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm hoặc
thực hiện không đúng quy định trong giải quyết thủ tục hành chính.
9. Tổ chức khảo sát, lấy ý kiến hài
lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính; có
giải pháp xử lý, khắc phục các mặt tồn tại, hạn chế trong cung cấp dịch vụ công
lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tăng cường đối thoại với người dân, tổ chức
thông qua các hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến qua các phương tiện thông tin
đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Tài nguyên
và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn
vị có liên quan thực hiện nội dung Kế hoạch này, tập trung thực hiện Cải cách
hành chính, thường xuyên rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, kịp thời kiến
nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định, thủ tục hành chính
lĩnh vực tài nguyên và môi trường không còn phù hợp, gây phiền hà, lãng phí thời
gian và chi phí của người dân và tổ chức.
- Tăng cường công khai minh bạch,
thông tin đầy đủ, rõ ràng các quy định, thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài
nguyên và môi trường; kiểm tra, giám sát việc hướng dẫn, giải quyết thủ tục
hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường đảm bảo chất lượng, tiến độ
và thời gian giải quyết đúng hạn hoặc trước hạn; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả
các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
- Thực hiện hiệu quả cơ chế Một cửa,
Một cửa liên thông trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh
vực tài nguyên và môi trường; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức,
viên chức trong giải quyết TTHC, trường hợp giải quyết thủ tục hành chính quá hạn
phải thực hiện xin lỗi người dân, tổ chức theo quy định.
- Tăng cường phối hợp trong công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao kỹ năng giải quyết thủ
tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Bố trí cán bộ, công chức,
viên chức có đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, có kinh nghiệm và phẩm
chất đạo đức tốt làm công tác Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành
chính.
2. Văn phòng Ủy
ban nhân dân Thành phố
- Tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ về
kiểm soát thủ tục hành chính; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính; theo dõi,
giám sát, đôn đốc cơ quan liên quan trong giải quyết thủ tục hành chính cho người
dân, tổ chức.
- Tăng cường công tác kiểm tra, phát
hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong giải quyết TTHC và theo kiến nghị, phản
ánh của cá nhân, tổ chức.
3. Sở Thông tin
và Truyền thông
- Kịp thời tham mưu UBND Thành phố đầu
tư, nâng cấp Cổng Dịch vụ công trực tuyến, Phần mềm Một cửa dùng chung đáp ứng
yêu cầu cung cấp thông tin và giải quyết TTHC.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến về nội dung của Chỉ số Hài lòng - SIPAS, các quy định hành chính, thủ
tục hành chính.
- Đổi mới việc cung cấp thông tin
trên Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố; tăng cường tuyên truyền, vận động người
dân khai thác các thông tin trên Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố.
4. Thủ trưởng các
Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên
và Môi trường, các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan tổ chức thực hiện có hiệu
quả, chất lượng các nhiệm vụ được phân công.
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ CCHC và các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số
SIPAS; chủ động xây dựng, thực hiện các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn
chế trong việc nâng cao Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS hằng năm thuộc phạm vi,
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Ứng dụng hiệu quả phần mềm một cửa
điện tử để giải quyết hồ sơ, văn bản trên môi trường điện tử, tích cực hướng dẫn,
khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tích cực
phối hợp với Bưu chính trong tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ
bưu chính công ích, duy trì Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc
gia TCVN ISO 9001:2015 đúng quy định.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chất
lượng phục vụ và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý, khắc
phục tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu hoặc gợi ý nộp phí ngoài quy định, tạo
điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC.
5. Chế độ báo cáo
- Thực hiện chế độ báo cáo Quý 1, 6
tháng, 9 tháng và báo cáo năm việc thực hiện Kế hoạch này lồng ghép vào báo cáo
cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, gửi về UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ)
đồng thời gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, tổng hợp.
- Thời điểm chốt số liệu báo cáo: Từ
ngày 15/12/2021 đến ngày 14 tháng cuối kỳ báo cáo.
- Thời hạn UBND Thành phố (qua Sở Tài
nguyên và Môi trường) nhận báo cáo theo thời hạn của báo cáo Cải cách hành
chính: chậm nhất ngày 15 của tháng cuối kỳ báo cáo.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ
trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có
khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND Thành phố
(để báo cáo);
- Các PCT UBND Thành phố;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND quận, huyện, thị xã;
- VPUBTP: CVP, các PCVP;
Các phòng: KSTTHC, NC, TH, HCTC;
- Lưu: VT, NC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|
PHỤ LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CẢI THIỆN,
NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ
CÔNG (SIPAS) LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 CỦA THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 16/3/2022 của UBND thành phố
Hà Nội)
STT
|
Nhiệm
vụ
|
Đơn
vị theo dõi, chỉ đạo thực hiện
|
Đơn
vị chủ trì/thực hiện
(Trong cung cấp DVC lĩnh vực TN&MT)
|
Yêu
cầu, sản phẩm
|
Thời
gian thực hiện
|
I
|
CẢI THIỆN
CHỈ SỐ HÀI LÒNG VỀ TIẾP CẬN DỊCH VỤ
|
1
|
Đẩy mạnh thực hiện cơ chế Một cửa,
Một cửa liên thông trong giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.
|
Sự phối hợp tốt giữa các cơ quan,
đơn vị để người dân chỉ cần đến nộp và nhận hồ sơ ở một nơi
|
Hàng
năm
|
2
|
Cải thiện, bố trí cơ sở vật chất tại
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC.
|
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.
|
Chuẩn hóa các tiêu chuẩn, định mức
và các điều kiện tối thiểu về trang thiết bị cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết
quả tại cơ quan, đơn vị.
|
3
|
Phối hợp hoàn thiện hệ thống một cửa
điện tử dùng chung ba cấp của Thành phố, trong đó chú trọng các dịch vụ công
lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
|
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.
|
Tăng số lượng dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3, 4 lĩnh vực tài nguyên và môi trường; tích cực thông tin, tuyên truyền
và hướng dẫn người dân, tổ chức sử dụng dịch vụ
|
4
|
Ứng dụng công nghệ thông tin trong
việc tiếp nhận, giải quyết TTHC: Bảo đảm cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, vận
hành hiệu quả việc tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.
|
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.
|
Hệ thống thông tin Một cửa điện tử,
kết nối với cổng dịch vụ công của Thành phố hiệu quả, ổn định; 100% thủ tục
hành chính lĩnh vực tài nguyên và môi trường đủ điều kiện được cung cấp trực
tuyến mức 3, mức 4 theo quy định và Kế hoạch
|
II
|
CẢI THIỆN
CHỈ SỐ HÀI LÒNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
|
1
|
Niêm yết công khai đầy đủ nội dung
thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Bộ phận Tiếp
nhận và trả kết quả giải quyết TTHC.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.
|
Bảng niêm yết công khai toàn bộ tên
và quy trình giải quyết các TTHC lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
|
Hàng
năm
|
2
|
Đăng tải công khai đầy đủ nội dung
thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên cổng thông
tin điện tử của Thành phố, cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
|
- Sở Thông tin và Truyền Thông;
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.
|
Các TTHC lĩnh vực Tài nguyên và Môi
trường được đăng tải đầy đủ trên Cổng thông tin của Thành phố; Sở Tài nguyên
và Môi trường; UBND các quận, huyện, thị xã.
|
3
|
Thường xuyên thực hiện rà soát đơn
giản hóa TTHC lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường để cắt giảm tối đa các loại
giấy tờ không cần thiết, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho cơ quan, người
dân, tổ chức tham gia giải quyết TTHC
|
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.
|
Quyết định của Chủ tịch UBND Thành
phố phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC.
|
4
|
Đa dạng hình thức thông tin tuyên
truyền các quy định về thành phần hồ sơ, mức phí, lệ phí (nếu có), quy trình
và thời gian giải quyết TTHC lĩnh vực tài nguyên và môi trường
|
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố có
liên quan;
UBND các quận, huyện, thị xã.
- Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.
|
Thông tin tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, tạp chí, hệ thống phát thanh, truyền
thanh tại cơ sở, cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
|
III
|
CẢI THIỆN
CHỈ SỐ HÀI LÒNG VỀ SỰ PHỤC VỤ CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
|
1
|
Kiểm tra thái độ, hành vi của công
chức, viên chức.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.
|
Xử lý nghiêm cán bộ, công chức,
viên chức vi phạm nội quy, thời gian làm việc hoặc có thái độ nhũng nhiễu với
cá nhân, tổ chức. Nghiên cứu, xem xét tích hợp các tiêu chí đánh giá về thái
độ phục vụ của công chức, viên chức vào kết quả đánh giá công chức viên chức
hằng năm
|
Hàng
năm
|
2
|
Cử công chức, viên chức tham gia
các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng giải quyết công việc, kỹ năng giao tiếp,
tương tác với cá nhân, tổ chức; các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng lắng
nghe, trả lời, giải thích, hướng dẫn kê khai hồ sơ để làm hài lòng người dân,
tổ chức.
|
Công chức, viên chức trực tiếp giải
quyết công việc cho người dân, tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
giải quyết TTHC lĩnh vực tài nguyên và môi trường được cử tham gia các lớp tập
huấn, bồi dưỡng
|
IV
|
CẢI THIỆN
CHỈ SỐ HÀI LÒNG VỀ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC
|
1
|
Thực hiện quy định về Thư xin lỗi
trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính quá hạn theo quy định
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
UBND các quận, huyện, thị xã.
- Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.
|
Kiểm tra việc thực hiện Thư xin lỗi,
đảm bảo hồ sơ giải quyết quá hạn theo quy định phải thực hiện gửi thư xin lỗi
người dân, tổ chức.
|
Hàng
năm
|
2
|
Rà soát, kiểm tra công tác phối hợp
với đơn vị bưu chính công ích trong triển khai thực hiện quy trình tiếp nhận
và trả kết quả TTHC thông qua dịch vụ bưu chính công ích
|
Đẩy mạnh thực hiện trả kết quả
thông qua dịch vụ bưu chính công ích đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ
3, mức độ 4; các thủ tục hành chính không có thu phí, lệ phí.
|
V
|
CẢI THIỆN
CHỈ SỐ HÀI LÒNG VỀ VIỆC TIẾP NHẬN, XỬ LÝ Ý KIẾN GÓP Ý, PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ
|
1
|
Đa dạng các hình thức tiếp nhận góp
ý, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường.
|
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.
|
Bố trí công chức, viên chức thường
xuyên theo dõi, kịp thời tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị về quy định
hành chính trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị theo
hướng dẫn tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
|
Hàng
năm
|
2
|
Công khai địa chỉ tiếp nhận phản
ánh kiến nghị, số điện thoại, hộp thư điện tử của cơ quan kiểm soát TTHC
|
Đăng tải, niêm yết công khai trên trang
thông tin điện tử, tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết TTHC của
cơ quan, đơn vị.
|
3
|
Chuẩn hóa các điều kiện về phương
tiện, cơ sở vật chất, thái độ ứng xử, giao tiếp trong quy trình tiếp nhận, xử
lý các góp ý, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức
|
Kết nối với các kênh khác trong tiếp
nhận góp ý, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức liên quan đến lĩnh vực
phụ trách; theo dõi các luồng thông tin, dư luận để nhận diện vấn đề, từ đó
có hướng cải thiện đối với Chỉ số Hài lòng về việc tiếp nhận, xử lý ý kiến
góp ý, phản ánh, kiến nghị.
|
4
|
Xử lý, thông báo kết quả giải quyết
phản ánh kiến nghị liên quan đến TTHC lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường kịp
thời theo quy định.
|
Ban hành Văn bản/Thông báo kết quả
giải quyết PAKN công khai, đúng thời gian quy định.
|