Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2018 về tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015” trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020

Số hiệu 87/KH-UBND
Ngày ban hành 23/03/2018
Ngày có hiệu lực 23/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Nguyễn Xuân Bình
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 87/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 23 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH, THIẾU NIÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016-2020); Quyết định số 288/QĐ-BTP ngày 21/02/2018 của Bộ Tư pháp về ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015” đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án); thực hiện hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Công văn số 751/BTP-PBGDPL ngày 12/3/2018, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai, thực hiện Đề án đến năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Phát huy những kết quả đã đạt được của giai đoạn trước, tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); xây dựng, nhân rộng mô hình, các hình thức PBGDPL có hiệu quả cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2018-2020; đánh giá nhu cầu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả PBGDPL cho thanh, thiếu niên gắn với giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện.

- Tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên; nâng cao nhận thức, hành động, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội trong việc giáo dục thanh, thiếu niên chấp hành pháp luật; đưa công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm phát huy đầy đủ vai trò của thanh, thiếu niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Các cấp chính quyền, các ngành và toàn xã hội có trách nhiệm đầu tư tập trung, mạnh mẽ hơn cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng nguồn nhân lực trẻ có kỹ năng ứng xử pháp luật, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên đồng thời đề cao trách nhiệm tự giác học tập, tìm hiu pháp luật của thanh, thiếu niên.

2. Yêu cầu:

- Quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng; quy định, chính sách của Nhà nước về công tác thanh, thiếu niên tại Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sng văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030.

- Các nội dung và nhiệm vụ đề ra phải có tính khả thi, triển khai kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm với những hình thức, biện pháp thiết thực, hiệu quả phù hợp với các đối tượng; xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị; kết hợp lồng ghép việc thực hiện Đề án với các Chương trình, Đề án về PBGDPL và các hoạt động khác có liên quan trong Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021 đang được triển khai trên địa bàn thành phố.

- Đảm bảo các mục tiêu theo Đề án của Trung ương.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Đề án:

a) Xây dựng Kế hoạch và các văn bn hướng dẫn, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Đề án:

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Tư pháp - cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp PBGDPL thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2018 và theo yêu cầu.

b) Đánh giá kết quả, đề xuất giải quyết khó khăn, vướng mắc về công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên:

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Tư pháp - cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp PBGDPL thành phố;

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Đoàn Thanh niên Cộng sản H Chí Minh thành phố, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Công an thành phố, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu, nhiệm vụ cả giai đoạn và từng năm trong giai đoạn 2018-2020.

c) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án:

- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Tư pháp - cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp PBGDPL thành phố.

- Cơ quan, phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao đng - Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện:

+ Kiểm tra: Hằng năm.

[...]