Kế hoạch 867/KH-UBND năm 2022 về đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 867/KH-UBND
Ngày ban hành 04/03/2022
Ngày có hiệu lực 04/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Nguyễn Long Biên
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 867/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 04 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021- 2025; kinh tế phục hồi sẽ thúc đẩy thị trường lao động Việt Nam phục hồi tiến tới đạt được các mục tiêu về lao động, việc làm, an sinh xã hội. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát ở một số địa bàn làm cho khả năng phục hồi và phát triển thị trường lao động vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức ở một số khu vực. Dự báo trong năm 2022 dịch bệnh cơ bản được kiểm soát nhưng vẫn còn tiếp tục bị tác động ảnh hưởng đến tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động, thiếu hụt lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong khi tại các tỉnh, thành phố dư cung lao động lại thiếu việc làm.

UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 quay trở lại thị trường lao động và giải quyết việc làm tại chỗ trên địa bàn tỉnh, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Từng bước phục hồi và phát triển thị trường lao động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế thấp nhất những tiêu cực từ dịch bệnh tới thị trường lao động;

- Phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động;

- Tạo môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp có nhu cầu lựa chọn và tuyển dụng nguồn lao động phù hợp với vị trí cần tuyển dụng để nâng cao năng lực và mở rộng sản xuất, kinh doanh phát triển doanh nghiệp;

- Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng việc làm. Phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định, tạo ra nhiều việc làm; khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ, đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước nước ngoài theo hợp đồng.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tạo việc làm mới cho 16.000 lao động:

Trong đó:

+ Hỗ trợ tạo việc làm cho 1.500 lao động thông qua các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm;

+ Đưa 150 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Tư vấn giới thiệu việc làm 1.000 lao động (thông qua Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh);

+ Các doanh nghiệp trong tỉnh thành lập mới và mở rộng quy mô sản xuất tạo nhiều chỗ làm mới: 5.500 lao động;

+ Cung ứng và giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động các tỉnh ngoài: 7.850 lao động;

- Tỷ lệ thất nghiệp dưới mức 3%;

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo 64 - 65%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Hỗ trợ trực tiếp người lao động, tuyên truyền, định hướng thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tham gia kết nối cung cầu lao động, có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động các chi phí để mua nhu yếu phẩm, đi lại, chi trả tiền điện, tiền nước, nhà trọ, xét nghiệm Covid-19,… để người lao động nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động.

2. Hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh tạo việc làm cho người lao động. Tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để giảm tối đa các chi phí đóng góp của doanh nghiệp trong năm 2022-2023 về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chi phí công đoàn; quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phù hợp với trạng thái “bình thường mới”; các chính sách hỗ trợ giảm chi phí tuyển dụng lao động (miễn phí chi phí tuyển dụng qua hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm, khuyến khích doanh nghiệp giảm chi phí, hỗ trợ tham gia các phiên giao dịch việc làm,…); có chính sách giảm lãi suất, bổ sung nguồn vốn để hỗ trợ hộ kinh doanh, người lao động phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cung lao động kịp thời cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Các giải pháp tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của doanh nghiệp theo các cấp độ từ đào tạo phổ cập nghề đến đào tạo chất lượng cao, đào tạo đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Tập trung đào tạo trước mắt theo các nghề phục vụ phát triển các ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh nhà. Đồng thời, cũng đưa ra giải pháp để chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp thích ứng với trạng thái “bình thường mới”.

4. Hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động. Các giải pháp tập trung vào việc hình thành hệ thống thu thập, chia sẻ thông tin về việc làm trống, người tìm việc để phục vụ kết nối, tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm; tổ chức thực hiện các gói hỗ trợ kết nối việc làm thành công để nâng cao hiệu quả, chất lượng tư vấn, giới thiệu việc làm; hiện đại hóa hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng số của hoạt động kết nối cung - cầu lao động.

5. Phát triển bền vững thị trường lao động. Xây dựng và phát triển, hiện đại các thể chế của thị trường lao động; hiện đại hóa quản trị thị trường lao động. Tập trung rà soát các quy định của pháp luật, hình thành được cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động, việc làm có kết nối chia sẻ với cơ sở dữ liệu về dân cư để phục vụ quản lý, thực hiện các chính sách về lao động việc làm chính xác, kịp thời; có phương án kịp thời để huy động, điều tiết các đối tượng sinh viên trường nghề, sinh viên, tham gia phục hồi sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp, ngành nghề trọng yếu.

6. Thực hiện tốt chính sách tín dụng thông qua Chương trình cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và từ các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động được vay vốn để giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định và thu hút thêm lao động vào làm việc. Nâng cao hiệu quả việc cho vay ủy thác qua các tổ chức tổ chức chính trị - xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội và hiệu quả của các chương trình cho vay vốn.

7. Triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 31/8/2021 của HĐND tỉnh “Quy định chính sách hỗ trợ cho vay vốn từ ngân sách địa phương đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021- 2025”.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ