Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2014 về thực hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 86/KH-UBND
Ngày ban hành 28/07/2014
Ngày có hiệu lực 28/07/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Vương Văn Việt
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 07 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 2155/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020; Quyết định số 193/QĐ-LĐTBXH ngày 19 tháng 2 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện kịp thời, toàn diện và có hiệu quả các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020 và thực hiện nghiêm Quyết định số 193/QĐ-LĐTBXH ngày 19 tháng 2 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án được thống nhất, đồng bộ.

2. Yêu cầu

- Xác định cụ thể nội dung công việc, yêu cầu về chất lượng, thời gian tiến hành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai Đề án.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ của các hoạt động đã đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Giai đoạn I: từ nay đến hết năm 2015

1.1. Ổn định đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thanh tra: Căn cứ khối lượng công việc hiện nay, số cán bộ công chức biên chế hiện có chưa đủ để đáp ứng, vì vậy, cần quan tâm xây dựng quy hoạch đào tạo và công tác sử dụng đội ngũ cán bộ. Số lượng thanh tra viên, công chức thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội được tăng cường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao, bảo đảm hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

1.2. Về bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chung:

- 80% công chức thanh tra được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản;

- 10% thanh tra viên được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính;

1.3. Về bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành: 80% thanh tra viên, công chức thanh tra được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm.

1.4. Về cơ cấu ngạch công chức thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội:

- 80% công chức thanh tra được bổ nhiệm thanh tra viên;

- 10% công chức thanh tra được bổ nhiệm thanh tra viên chính;

1.5. Về trình độ học vấn của thanh tra viên và công chức thanh tra: 100% có trình độ Đại học trở lên, trong đó: 10% đạt trình độ Thạc sỹ.

1.6. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật: Quan tâm tăng cường để thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

2. Giai đoạn II: Từ năm 2016 đến hết năm 2020

1.1. Về bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chung:

- 90% công chức thanh tra được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản;

- 20% thanh tra viên được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính;

1.2. Về bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành: 90% thanh tra viên, công chức thanh tra được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm.

1.3. Về cơ cấu ngạch công chức thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội:

[...]