Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2016 về tăng cường biện pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định của pháp luật tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu | 07/CT-UBND |
Ngày ban hành | 03/02/2016 |
Ngày có hiệu lực | 03/02/2016 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Phạm Đăng Quyền |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND |
Thanh Hóa, ngày 03 tháng 02 năm 2016 |
Trong thời gian gần đây, tình hình tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu gia tăng do các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện tốt quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ tiền lương, tiền thưởng chưa thỏa đáng; chưa quan tâm đúng mức đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; phát sinh mâu thuẫn nguy cơ dẫn tới tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, an ninh trật tự và môi trường đầu tư của tỉnh.
Để tăng cường thực hiện pháp luật lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, đẩy mạnh xây dựng quan hệ lao động hài hòa và tiến bộ trong doanh nghiệp; phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công không đúng quy định, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh, chính trị, phát triển kinh tế xã hội và môi trường đầu tư của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
2. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
a) Tuyên truyền, phổ biến, triển khai kịp thời chính sách, pháp luật lao động đến các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các chính sách mới ban hành.
b) Phối hợp các sở, ngành có liên quan tăng cường tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lao động cấp huyện, hòa giải viên lao động, cán bộ làm công tác lao động, tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp về pháp luật lao động, kỹ năng hòa giải, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ trong doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa các vụ tranh chấp lao động và đình công không đúng quy định xảy ra.
c) Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật lao động; Kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật lao động ở các doanh nghiệp; Thông báo công khai những doanh nghiệp bị xử lý vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, đề xuất kiện toàn Hội đồng trọng tài lao động trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
e) Hằng năm lập dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật lao động, công tác giải quyết tranh chấp lao động gửi Sở Tài chính, thực hiện thanh quyết toán theo quy định.
g) Tổng hợp tình hình, nguyên nhân đình công, kịp thời đề xuất phương án xử lý báo cáo UBND tỉnh.
a) Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Công an cấp huyện chủ động nắm tình hình, phát hiện, kịp thời những mâu thuẫn, nguy cơ và các vụ việc xảy ra tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định của pháp luật để tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện và phối hợp với Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Hướng dẫn và phối hợp với Doanh nghiệp xây dựng phương án đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại doanh nghiệp và địa bàn nơi xảy ra tranh chấp lao động, đình công.
c) Phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý kịp thời đối tượng chủ mưu, kích động, gây rối, cưỡng ép người lao động đình công không đúng quy định.
4. Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn
a) Thực hiện quản lý nhà nước về lao động theo quy định của Pháp luật đối với các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, khu kinh tế; Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, khu kinh tế trong việc thực hiện pháp luật lao động.
b) Chủ động, nắm bắt tình hình lao động làm việc tại doanh nghiệp trên địa bàn, sớm phát hiện và tham gia phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Tăng cường tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, quan tâm đến công tác đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, việc xây dựng thang lương, bảng lương, thời hạn nâng lương, định mức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, quy chế thưởng của doanh nghiệp.
b) Tạo điều kiện, phát huy quyền hạn, trách nhiệm các hòa giải viên lao động. Đối với các huyện chưa có hòa giải viên lao động khẩn trương tuyển chọn, lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm.
c) Chỉ đạo các cơ quan, chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan sớm phát hiện, ngăn ngừa các vụ tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định và giải quyết nhanh chóng hiệu quả các vụ tranh chấp lao động và đình công theo đúng trình tự, thủ tục quy định.
d) Định kỳ hằng năm và ngay sau khi kết thúc vụ việc, gửi báo cáo nguyên nhân, kết quả giải quyết tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.