Kế hoạch 8503/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn đến năm 2030

Số hiệu 8503/KH-UBND
Ngày ban hành 07/10/2024
Ngày có hiệu lực 07/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Ngọc Phúc
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8503/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 07 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030; Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030 định hướng đến năm 2050; Quy hoạch quốc gia ngành Công Thương;

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

1.1. Tuyên truyền, quán triệt đầy đủ và triển khai thực hiện hiệu quả các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ; tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong việc thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là Đề án).

1.2. Tái cơ cấu ngành Công Thương được thực hiện đồng bộ trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; thực hiện có trọng tâm trọng điểm, quyết liệt với sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

2. Yêu cầu:

2.1. Các sở ban ngành và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thuộc phạm vi quản lý, cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần thực hiện để triển khai Đề án phù hợp với điều kiện thực tế của ngành và địa phương; đảm bảo triển khai một cách cụ thể, kịp thời, khả thi, hiệu quả với các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

2.2. Huy động tối đa các nguồn lực: ngân sách nhà nước, nguồn lực xã hội hóa và các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện Đề án.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành; mở rộng kết nối thị trường và tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Triển khai hiệu quả các Quy hoạch quốc gia ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Quy hoạch tỉnh lĩnh vực ngành Công Thương; các chương trình liên kết vùng; phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đối với lĩnh vực ngành.

Đến năm 2030, góp phần hoàn thành mục tiêu tỉnh Lâm Đồng cơ bản có nền công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, tính cạnh tranh cao, nâng cao tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế; trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện của cả nước, tự cân đối được ngân sách và có điều tiết nộp về ngân sách Trung ương.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp giai đoạn 2021-2030 đạt bình quân từ 8,5-9,5%/năm.

b) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021-2030 đạt bình quân từ 12-13%/năm; Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 13,5-14,3%/năm.

c) Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt khoảng 6,5% vào năm 2030.

d) Tỷ lệ tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP giảm 1-1,5%/năm.

đ) Giá trị tăng thêm ngành thương mại đạt tốc độ tăng giai đoạn 2021-2030 bình quân 10,5-11,5%/năm.

e) Tỷ trọng ngành thương mại đóng góp khoảng 12% vào GRDP của tỉnh giai đoạn 2021-2030.

g) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2021-2030 đạt bình quân 10-11%/năm.

h) Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khoảng 12%/năm.

III. NHIỆM VỤ

1. Tái cơ cấu ngành công nghiệp

Phát triển theo chiều sâu, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và lợi thế thương mại, chuyển dịch theo hướng ngành công nghiệp xanh và các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu; hình thành các cụm ngành, cụm sản xuất trong một ngành công nghiệp (chế biến khoáng sản, chế biến thực phẩm,...) tạo nền tảng và cơ sở phát triển mạnh chuồi sản xuất, chuỗi giá trị và hệ thống phân phối hàng hóa; phát triển công nghiệp gắn kết với nông nghiệp, du lịch và khai thác tài nguyên khoáng sản theo hướng chọn lọc, giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường; phát triển các dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, nguồn thu nội địa cao, tiết kiệm nguồn nhân lực trong phát triển công nghiệp; bảo đảm các ngành công nghiệp lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo; phát triển bền vững công nghiệp khai thác bô xít, chế biến alumin, sản xuất nhôm. Tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 7,5-9%/năm.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ