Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch số 8451/KH-UBND về việc thực hiện đề án ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 8451/KH-UBND
Ngày ban hành 05/12/2007
Ngày có hiệu lực 05/12/2007
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Thị Thu Hà
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

Số: 8451/KH-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2007

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NGĂN CHẶN VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG TRẺ EM PHẢI LAO ĐỘNG NẶNG NHỌC, TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘC HẠI VÀ NGUY HIỂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2007-2010.

Thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 10/QĐ-DSGĐTE ngày 12 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân số Gia đình và trẻ em về việc phê duyệt 04 đề án thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ;

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện đề án ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm giai đoạn 2007-2010 của thành phố như sau:

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG

Vào tháng 12 năm 2006, theo chỉ đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thành phố đã tổ chức khảo sát, điều tra điểm tại một số phường – xã, thị trấn của 19 quận – huyện, kết quả cho thấy: nhóm trẻ em ở độ tuổi từ 12 tuổi đến dưới 15 tuổi có tỷ lệ tham gia hoạt động cao nhất (42,22%), kế đến là nhóm tuổi từ 15 tuổi đến 16 tuổi (41,33%), thấp nhất là nhóm tuổi dưới 12 tuổi (17,33%). Các em chủ yếu làm những công việc đơn giản, trong các ngành nghề như may mặc, giày da với quy mô nhỏ, sản xuất cá thể, hộ gia đình và một số công việc do chính các em tự tạo hoặc làm các công việc phụ giúp cha mẹ như bán vé số, đánh giày, phụ bán hủ tiếu gõ … Phần lớn các em tham gia lao động tự nguyện với mục đích kiếm thu nhập để tự trang trải cho bản thân, một phần phụ giúp gia đình. Nhìn chung trẻ em nam tham gia lao động nhiều hơn trẻ em nữ; trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm thường sống trong hộ gia đình nghèo, khó khăn về kinh tế.

Tại thành phố Hồ Chí minh, có rất ít lao động trẻ em trong khu vực nhà nước, hoặc khu vực kinh tế của doanh nghiệp (trường hợp nếu doanh nghiệp có sử dụng lao động chưa thành niên thì các doanh nghiệp đã phải áp dụng các chế độ của pháp luật lao động đối với lao động chưa thành niên). Có thể chia hình thức tham gia lao động theo mục đích làm việc của trẻ em thành 4 nhóm chính là: (1) làm thuê, (2) tham gia làm kinh tế gia đình, (3) vừa làm thuê vừa làm kinh tế gia đình, và (4) tự làm để kiếm sống. Những năm trước đây, phần lớn trẻ em lao động ở hai hình thức vừa làm thuê vừa làm kinh tế gia đình. Gần đây, số trẻ em làm kinh tế gia đình giảm; tỷ lệ các em làm thuê và tự kiếm sống có chiều hướng tăng, nhất là lứa tuổi từ 14 tuổi đến 16 tuổi. Khoảng 15% trẻ em (chủ yếu là trẻ em trai) làm thuê trong môi trường điều kiện nặng nhọc độc hại như sản xuất trong các cơ sở tiểu thủ công nghiệp ngành gốm, sành sứ, vật liệu xây dựng, nghề cơ khí, vận tải, xây dựng dân dụng … Số trẻ em tự lao động kiếm sống tăng cao, trong đó chiếm đa số là trẻ em trong các gia đình tạm trú có thời hạn trên địa bàn thành phố; hoặc do cha mẹ (ở nông thôn) gửi con cho người quản lý, người sử dụng lao động.

Môi trường lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm có sức tàn phá sự phát triển thể chất, trí lực rất lớn đối với trẻ em. Do đó đây là vấn đề xã hội cần phải tìm cách ngăn chặn, hạn chế và tiến tới xoá bỏ. Việc thực hiện kế hoạch ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2007-2010 nhằm hạn chế tình trạng trên, góp phần tạo điều kiện cho trẻ em lao động sớm tham gia lao động phù hợp với khả năng để phụ giúp gia đình, mà vẫn được học tập, chăm sóc sức khỏe, phát triển thể chất lẫn tinh thần.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: Ngăn chặn, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản vào năm 2010 số lượng trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, tạo điều kiện để những trẻ em này được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

2. Mục tiêu cụ thể: Giải quyết và ngăn chặn tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Xử lý ít nhất từ 95% trở lên các trường hợp phát hiện trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm, để tới 2010 giảm được 90% số trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm.

III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi áp dụng: Kế hoạch được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn thành phố, chú trọng các địa bàn quận – huyện, phường – xã, thị trấn (gọi tắt là phường – xã) có nhiều trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.

2. Đối tượng:

a) Trẻ em Việt Nam, dưới 16 tuổi đang lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm, cụ thể:

- Trẻ em lao động trong các cơ sở sản xuất tư nhân ngành may mặc, da, thủy tinh, nhựa, cơ khí sửa chữa, chế tạo, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phân loại phế liệu …

- Trẻ em lao động trong các cơ sở dịch vụ tư nhân: phụ bán hàng ăn, khuân vác, phân loại rau quả, (chợ đầu mối nông sản, thực phẩm)…

- Trẻ em tự lao động kiếm sống qua công việc thu nhặt ve chai, phế liệu ở bãi rác, phụ thu gom rác dân lập, bán hàng rong, bán báo, đánh giày, bán vé số...

b) Trẻ em thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao, như: trẻ em thuộc các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bỏ học hoặc học lớp tình thương (nhưng không ổn định, dễ bỏ học), đang tham gia lao động kiếm sống, phụ giúp gia đình.

c) Cha mẹ, gia đình trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm.

d) Người sử dụng lao động sử dụng lao động là trẻ em.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH

1. Hoạt động 1: Điều tra, lập danh sách đối tượng.

a) Nội dung:

Tiến hành điều tra, khảo sát lập danh sách trẻ em phải đang lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm và danh sách trẻ em có nguy cơ cao phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm trên địa bàn thành phố theo hướng dẫn của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.

b) Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Cục Thống kê thành phố, Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em và Ủy ban nhân dân quận – huyện, phường – xã, thị trấn.

[...]