Kế hoạch 844/KH-UBND năm 2016 về Chương trình bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 844/KH-UBND
Ngày ban hành 27/04/2016
Ngày có hiệu lực 27/04/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Trần Thị Nga
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 844/KH-UBND

Kon Tum, ngày 27 tháng 04 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Quyết định số 2361/QĐ-TTg, ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020.

Nhằm chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện kịp thời các hoạt động bảo vệ trẻ em, nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Mọi trẻ em đều được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chú trọng bảo vệ trẻ em để không bị xâm hại; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc đphục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

2. Các mục tiêu cụ thể

- 100% các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020.

- Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt xuống còn 4,7% vào năm 2020.

- Giảm bình quân mi năm 10% tỷ lệ trẻ em bị bạo hành, ngược đãi, xâm hại, lạm dụng; 100% số trẻ em bị bạo hành, ngược đãi, xâm hại, lạm dụng được can thiệp, trợ giúp.

- Đảm bảo 86,5% (tiêu chí mới) trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được quản lý và có các biện pháp can thiệp, trợ giúp kịp thời để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

- Đảm bảo 47% số xã, phường, thị trấn (48 xã, phường, thị trn) tiếp tục duy trì có hiệu quả và mở rộng hệ thống bảo vệ trẻ em (duy trì 38 xã, phường, thị trấn và mở rộng thêm 10 xã, phường, thị trn).

- Duy trì các dịch vụ công tác xã hội và mô hình bảo vệ trẻ em tại cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố; xây dựng mới 02 văn phòng tư vấn cấp huyện có liên quan đến trẻ em.

(Chi tiết tại phụ lục 01 đính kèm)

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN

Mọi trẻ em trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Hoạt động 1: Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội

1.1. Mục tiêu: nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em, thực hiện quyền trẻ em cho chính quyền các cấp, các tổ chức, gia đình, nhà trường, cộng đng xã hội và bản thân trẻ em, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu bảo vệ trẻ em.

1.2. Kết quả: Đến năm 2020 có 65% người dân và trẻ em được tiếp cận thông tin về bảo vệ trẻ em, trong đó có 60% người dân và trẻ em thay đi hành vi về bảo vệ trẻ em.

1.3. Nội dung hoạt động

- Tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông về bảo vệ trẻ em theo chủ đề nhằm thu hút sự tham gia của xã hội về bảo vệ trẻ em;

- Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các tài liệu truyền thông về bảo vệ trẻ em; nhân bản các tài liệu, sản phẩm truyền thông về bảo vệ trẻ em phù hợp với đối tượng của tỉnh: Pa nô, tờ rơi, bản tin.

- Duy trì các mô hình truyền thông về bảo vệ trẻ em: nhóm trẻ em nòng cốt (chuyn đi hình thức hoạt động của câu lạc bộ bảo vệ trẻ em thành nhóm trẻ em nòng cốt gn trong trường học); mở rộng các hình thức truyền thông, giáo dục về bảo vệ trẻ em phù hợp với cấp ủy đảng, chính quyền cấp cơ sở, với từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư: tổ chức các hình thức truyền thông trực tiếp (chú trọng loại hình truyn thông nhóm với từng nhóm đi tượng đặc thù; truyền thông lồng ghép với các cuộc họp;...) tại cộng đồng, trong trường học về kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và bản thân trẻ em...

- Theo dõi, đánh giá kết quả các hoạt động truyền thông trong gia đình, nhà trường, cộng đồng; định kỳ đánh giá hiệu quả tác động của hoạt động truyền thông đối với trẻ em, cha mẹ, cán bộ và người dân tại địa bàn thực hiện Kế hoạch.

1.4. Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

2. Hoạt động 2: Củng cố hệ thống tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ trẻ em

[...]