Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2016 về triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 79/KH-UBND
Ngày ban hành 23/03/2016
Ngày có hiệu lực 23/03/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Quốc Khánh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 23 tháng 03 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Quyết định số 2361/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 của Thủ tưng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tăng cường quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành đối với công tác bảo vệ trẻ em. Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh để mọi trẻ em đều được bảo vệ, giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; chú trọng bảo vệ trẻ em để không bị xâm hại; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em xuống dưới 2,5%. Trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được quản lý và có các biện pháp can thiệp, trợ giúp kịp thời.

- 95 % trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

Trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, trẻ em bị tai nạn, thương tích, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chđạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ trẻ em. Đưa mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở địa phương. Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản pháp luật vbảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nâng cao hiệu quả hoạt động và điều hành của Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành và Nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, cấp huyện, Ban bảo vệ trẻ em cấp xã. Duy trì việc thực hiện nghiêm túc cơ chế thông tin, báo cáo, giữa các cấp về công tác bảo vệ trẻ em.

2. Đẩy mạnh thông tin, truyn thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em của chính quyền các cấp, các tổ ; chức, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em.

3. Huy động sự tham gia của các cơ quan, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, xây dựng cơ chế phối hp liên ngành để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ; phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền trẻ em

5. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện Kế hoạch, ưu tiên nguồn lực cho địa phương có tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

6. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; đúc rút bài học kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch bằng các giải pháp và hoạt động phù hợp nhằm đạt mục tiêu đề ra.

IV. NỘI DUNG

1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho chính quyền các cấp, các tổ chức, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và bản thân trẻ em.

a) Xây dựng các chương trình, nội dung tuyên truyền về Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết để góp phần thay đổi hành vi của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em về việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

b) Tổ chức các chiến dịch truyền thông bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo chủ đề, truyền thông về dịch vụ tư vấn hỗ trợ trẻ em, nhằm thu hút sự tham gia của xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

c) Triển khai các hình thức truyền thông, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc trem phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư. Xây dựng các phóng sự, tin, bài, tổ chức các hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học vkiến thức, kỹ năng bảo vệ chăm sóc trẻ em cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ em.

2. Củng cố tổ chức và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

a) Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành và Nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, cấp huyện và Ban bảo vệ trẻ em cấp xã; xây dựng nhóm trẻ em nòng cốt cấp huyện, xã, thôn, tại các trường học; củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

b) Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thành viên của các Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành và Nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, cấp huyện, Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã, đội ngũ cán bộ trong hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

c) Tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức trực tiếp làm việc với trẻ em và người chưa thành niên trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính;

d) Tổ chức trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh về xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em, về mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, về hot động của Văn phòng tư vấn trẻ em.

[...]