Kế hoạch 83/KH-UBND phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018

Số hiệu 83/KH-UBND
Ngày ban hành 05/04/2018
Ngày có hiệu lực 05/04/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Doãn Toản
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/KH-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2018

Thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tưng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 13/02/2018 của UBND Thành phphê duyệt Đề án “Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025”, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố năm 2018 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển dịch vụ logistics nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, thương mại truyền thống, thương mại quốc tế và thương mại điện tử.

2. Phát triển kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại; đưa Hà Nội trở thành một đầu mối logistics quan trọng của vùng, cả nước và khu vực.

3. Thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ logistics đổi mới, sáng tạo, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics ở mức độ 3 (3PL), mức độ 4 (4PL); hướng đến mức độ 5 (5PL), logistics điện tử trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Hoàn thiện cơ chế quản lý và phát triển hoạt động logistics:

- Rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch phân khu và các Quy hoạch ngành (công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, du lịch) cũng như các Kế hoạch triển khai quy hoạch để bổ sung, điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo đồng bộ về cơ sở hạ tầng, cơ cấu sản xuất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics, tích hợp sâu dịch vụ logistics trong chiến lược phát triển ngành.

- Rà soát quy định phân công, phân cấp công tác quản lý hoạt động logistics trên địa bàn đảm bảo rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo, thiếu trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thành lập T công tác liên ngành thường xuyên nắm bắt tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng logistics, đôn đốc và tham mưu Thành phố chỉ đạo, điều hành, giải quyết khó khăn vướng mắc.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, giải quyết các thủ tục hành chính (mức độ 3, 4) nhanh chóng, thuận tiện ở tất cả các khâu, trọng tâm là các lĩnh vực: công thương, hải quan, thuế, giao thông vận tải.

2. Phát triển hạ tầng dịch vụ logistics:

- Cụ thể hóa Quy hoạch các Trung tâm logistics và cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics trên địa bàn; tập trung chỉ đạo, đôn đc tiến độ 14 dự án hạ tầng dịch vụ logistics đã có chủ đầu tư/ nhà đầu tư và tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư đối với các dự án hạ tầng dịch vụ logistics khác theo quy hoạch (Danh mục các dự án tại Phụ lục kèm theo).

- Nghiên cứu xây dựng Phương án định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội theo nguyên tắc ưu tiên dành quỹ đất và phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực để xây dựng và khai thác hiệu quả hạ tng logistics; tiếp tục xây dựng các trung tâm logistics quy mô nhỏ hơn (trên các tuyến đường vành đai Thành phố, kết nối các đầu mối gom hàng, các kho tập kết, phân phối hàng tại các khu vực tập trung sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp, khu công nghiệp); chú trọng phát triển hệ thống kho bãi chuyên dụng, kho lạnh.

3. Phát triển dịch vụ logistics:

- Tổ chức các buổi hội nghị, tọa đàm, tập huấn về khuyến khích sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài (3PL, 4PL, 5PL), sử dụng những dịch vụ giá trị gia tăng trong quá trình lưu thông sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.

- Tạo điều kiện để các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề (như: Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam VLA, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam VSA, Hiệp hội đại lý môi giới hàng hải Việt Nam Visaba, Hiệp hội cảng biển Việt Nam VPA, Hiệp hội vận tải ô tô...) phát huy vai trò thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics với các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

- Tăng cường hợp tác liên kết với các địa phương lân cận trong vùng Thủ đô, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với các tỉnh/thành phố trong cả nước và Với các tỉnh/thành phố của Trung Quốc để khai thông luồng hàng phía Nam Trung Quốc qua tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn về thành phố Hà Nội, luồng hàng quá cảnh từ Hà Nội đi các nước Lào, Campuchia; tạo thuận lợi cho sự giao lưu vận chuyn phân phối hàng hóa của Thành phố với các địa phương.

- Thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường và hoạt động kinh doanh dịch vụ logictics trong các khâu lưu thông, vận chuyển, phân phối, dự trữ hàng hóa; kết hợp kiểm tra với hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các quy trình, điều kiện kinh doanh đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định; xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

4. Phát triển nguồn nhân lực logistics:

- Thúc đẩy liên kết giữa các Viện, Trường Đại học, doanh nghiệp để hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp logistics (bao gồm cả đào tạo tại chỗ).

- Thành phố phối hợp các Viện, Trường Đại học xây dựng chương trình, tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức về logistics cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp; Phổ biến, tuyên truyền về các tập quán, luật pháp quốc tế, các điều khoản Hiệp định thương mại quốc tế liên quan đến logistics; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố năm 2018 bao gồm:

- Nguồn kinh phí ngân sách: kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo theo quy định.

- Nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ, huy động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn huy động hp pháp khác.

2. Các Sở, ngành và chính quyền địa phương chủ động cân đối bố trí kinh phí để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dự toán năm 2018 đã giao cho các cơ quan, đơn vị.

[...]