Kế hoạch 8202/KH-UBND năm 2017 triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 8202/KH-UBND
Ngày ban hành 18/08/2017
Ngày có hiệu lực 18/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Quốc Hùng
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8202/KH-UBND

Đng Nai, ngày 18 tháng 08 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gn với xử lý nợ xấu tại Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi là Đề án).

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết, đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Phấn đấu xử lý và kiểm soát nợ xấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn xuống dưới 3%. (không bao gồm các TCTD yếu kém phải thực hiện thanh lý, sáp nhập).

- Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; giảm slượng tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng yếu kém, hoạt động không hiệu quả đcó số lượng các tổ chức tín dụng phù hợp, có quy mô và uy tín, hoạt động lành mnh, bảo đảm tính thanh khoản.

- Tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD, chi nhánh TCTD trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các quỹ tín dụng nhân dân.

- Phát hiện những điểm chưa phù hợp với quy định của pháp luật, khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện triển khai Đề án, từ đó đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

- Tham mưu với Chính phủ, các Bộ, ngành trong việc xử lý các bất cập về cơ chế, chính sách để đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- Rà soát những khó khăn, vướng mắc, bất cập, xung đột pháp lý giữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Ngân hàng với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác để trình Quốc hội, Chính phủ sửa đổi các bất cập tại Luật Đất đai 2013, Luật Thi hành án dân sự, Luật Đấu giá tài sản và các Luật khác có liên quan cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu thành công.

- Nâng cao năng lực tài chính, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng, đặc biệt là hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản bằng các giải pháp cụ thể đã nêu tại Đề án.

- Quy chế nội bộ tại các TCTD phải quy định cụ thể về trách nhiệm trước pháp lut của thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, Ban Kim soát, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với việc phê duyệt các hợp đồng tín dụng, đầu tư có sai phạm hoặc không thiết lập và vận hành hthống kim soát nội bộ có hiệu lực để giám sát, ngăn ngừa, phát hiện và báo cáo các Cơ quan quản lý Nhà nước. Đồng thời, có quy định nâng cao về tiêu chuẩn năng lực quản trị rủi ro, đạo đức kinh doanh của thành viên Hội đồng qun trị/Hi đồng thành viên, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát, các chức danh chủ chốt của tổ chức tín dụng.

- Các tổ chức tín dụng phải công bố công khai, minh bạch, chính xác thông tin về chiến lược kinh doanh, sở hữu, tình hình tài chính, cơ cấu quản lý, quản trị ri ro theo quy định của pháp luật; nâng cao trách nhiệm giải trình của các tổ chức tín dụng với thành viên.

- Các tổ chức tín dụng chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh trong dài hạn; hoạt động kinh doanh một cách thận trọng, bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành.

- Hiện đại hóa hệ thống công nghệ; phát triển hệ thống thông tin quản lý nội bộ hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt đng và yêu cu quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý, phân tích và phòng nga ri ro; đồng thời đầu tư và có giải pháp phù hợp đảm bảo an ninh công nghệ thông tin.

- Nâng cao điều kiện, tiêu chuẩn đối với các chức danh chủ chốt; lựa chọn, bố trí cán bộ hợp lý dựa trên năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; tập trung phát triển đội ngũ cán bộ qun lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, ý thc tuân thủ pháp luật, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp tt.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan trong việc thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh như: Tuyên truyền các chủ trương, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống các TCTD đổn định tâm lý, tạo sự đồng thuận trong xã hội và tránh gây tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính; thực hiện các chính sách về thuế, phí khi thực hiện mua lại, sáp nhập, hợp nhất, mua bán nợ xấu và tài sản đảm bảo tiền vay đối với QTDND và tổ chức tài chính vi mô.

- Tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Nâng cao khả năng cảnh báo sớm của Ngân hàng Nhà nước đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật ngành Ngân hàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô trên cơ sở triển khai các công cụ, phương pháp giám sát rủi ro mới gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Công tác giám sát phải gắn chặt với công tác thanh tra, cấp phép và ban hành chế độ, chính sách.

- Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả của quỹ tín dụng nhân dân hiện có đi đôi với mở rộng vững chc các quỹ tín dụng nhân dân mới ở khu vực nông thôn; phạm vi hoạt động chủ yếu của quỹ tín dụng nhân dân là huy động vn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi; bảo đảm quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ ln nhau giữa các thành viên; quỹ tín dụng nhân dân phải hoạt động và tuân thủ theo đúng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Hợp tác xã.

- Rà soát, đánh giá, phân loại các quỹ tín dụng nhân dân và nhận diện các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém đáp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, giải th, phá sản các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, không cơ cấu lại thành công hoc không có phương án cơ cấu lại khthi; quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, không đáp ng được các chuẩn mực an toàn, không có phương án cơ cấu lại khả thi và không có khả năng phục hi trở lại hoạt động bình thường mà việc phá sản không nh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn và/hoặc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân sẽ bị thu hồi giấy phép, thực hiện phá sản theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp: (i) Tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát và xử lý những tồn tại, yếu kém của quỹ tín dụng nhân dân, đặc biệt trong việc thanh lý quỹ tín dụng nhân dân bị giải th; (ii) Tiếp tục mở rộng quỹ tín dụng nhân dân ở các địa bàn nông thôn có nhu cầu trên nguyên tắc bảo đảm an toàn, hiệu quả, trong đó ưu tiên thành lập quỹ tín dụng nhân dân ở nơi chưa có hoặc thiếu quỹ tín dụng nhân dân; (iii) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân; (iv) Tăng cường tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và người gửi tin ổn định tâm lý, yên tâm gửi tiền tại quỹ tín dụng nhân dân.

- Là đơn vị chủ trì xây dựng và triển khai Đề án phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đđưa quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả bn vững.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, điều hành của quỹ tín dụng nhân dân, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ, chuẩn hóa hệ thống các quy trình nghiệp vụ, kế toán, bảo đảm người quản lý, điều hành của quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện về năng lực, trình độ theo quy định của pháp luật.

- Phát triển các dịch vụ ngân hàng của quỹ tín dụng nhân dân phù hợp với năng lực quản trị và mô hình hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; tập trung cho vay vốn đối với các thành viên của quỹ tín dụng nhân dân; mở rộng tín dụng đi đối với việc tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng; đa dạng hóa các phương thức huy động vn của quỹ tín dụng nhân dân, nhất là các khoản tiền gửi nhỏ.

[...]