Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 173/KH-UBND
Ngày ban hành 20/10/2015
Ngày có hiệu lực 20/10/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Thanh Hùng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 173/KH-UBND

Đng Tháp, ngày 20 tháng 10 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP, GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Công văn số 6645/BNN-TCTL ngày 17 tháng 8 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn về việc lập kế hoạch, kinh phí thực hiện Đán “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”, giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

- Nâng cao nhận thức cộng đồng và tchức có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền và người dân ở các xã, phường, thị trấn, khóm, ấp nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa do thiên tai gây ra, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Trin khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”, tập trung vào các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa chống chịu được với thiên tai, cộng đồng chưa có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai: đến năm 2020 có 100% cán bộ được tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Tất cả các xã, phường, thị trấn, khóm, ấp ở những vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, có hệ thống thông tin liên lạc và xây dựng lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ, lực lượng tình nguyện viên, nòng cốt là thành viên Tổ Nhân dân tự quản đóng vai trò trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 70% hộ dân các xã, phường, thị trấn, khóm, ấp thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai được phbiến kiến thức về phòng, chống thiên tai.

- Đưa kiến thức phòng chng thiên tai, kỹ năng thoát hiểm khi gặp các sự cố về thiên tai vào chương trình đào tạo tại các trường học phổ thông.

II. Các hoạt động chính cần thực hiện 2016 - 2020, gồm 2 hợp phần:

1. Hợp phần 1: Nâng cao năng lực về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ các cấp, gồm các hoạt động chủ yếu sau:

- Hoàn thiện bộ máy phòng, chống và quản lý thiên tai của cơ quan chuyên trách. Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, chủ yếu là lực lượng trong các TNhân dân tự quản tại cộng đồng.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo về cơ chế, chính sách, các bước thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên cấp huyện, xã và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng các cấp.

- Trang bị dụng cụ, phương tiện hỗ trợ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) cho các cơ quan, chính quyền các cấp; hỗ trợ dụng cụ giảng dạy về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp.

2. Hp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục, nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai, gồm các hoạt động chủ yếu sau:

- Thiết lập, cập nhật bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng theo hướng dẫn của nhóm thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; xây dựng pano, bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả tại các khu vực trung tâm của cộng đồng.

- Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chun bị, ứng phó và khắc phục hậu quả ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp với từng cộng đồng (theo điều kiện kinh tế - xã hội của từng nhóm cộng đồng).

- Hàng năm, cộng đồng xây dựng kế hoạch về phòng, chng và quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép với các tác động của biến đi khí hậu và nước bin dâng.

- Hàng năm, tchức diễn tập về phòng, chống thiên tai và TKCN tại cộng đồng (bao gồm cả trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).

- Thiết lập hệ thống cảnh báo, thông tin về thiên tai trong cộng đồng như: tiêu báo lũ, Trạm cảnh báo sớm giông, sấm sét, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống tng đài nhắn tin di động, mạng xã hội (bao gồm cả trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).

- Các hoạt động về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng thường xuyên được truyền thông qua các phương tiện thông tin như: tivi, báo, đài, pano, áp phích, tờ rơi,...

- Hàng năm tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như học sinh, thanh niên, người lớn tuổi,...).

- Tổ chức lồng ghép các nội dung về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng vào các buổi biểu diễn văn nghệ nhân các ngày lễ hội.

III. Các hoạt động cụ thể

1. Hoàn thin b máy thc hin Đề án

- Thành lập cơ cấu tổ chức thực hiện Đề án các cấp, trong đó việc thành lập nhóm kỹ thuật và nhóm cộng đồng trực tiếp thực hiện Đề án.

[...]