Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TU về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 79/KH-UBND
Ngày ban hành 28/09/2016
Ngày có hiệu lực 28/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Đình Quang
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 28 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 16-NQ/TU NGÀY 22/5/2016 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XVI) VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2016-2025

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Quán triệt đầy đủ, sâu rộng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025; tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và người dân thay đổi tư duy trong sản xuất, từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu sang phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Yêu cầu

Các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025 và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Kế hoạch phải bám sát với mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh Tuyên Quang; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020. Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp triển khai và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị để thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ và mục tiêu Nghị quyết đề ra.

II. NHIỆM VỤ CHUNG

1. Tập trung phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

- Giai đoạn 2016-2020: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân trên 4%/năm (trong đó: nông nghiệp tăng trên 4%/năm, lâm nghiệp tăng trên 4%/năm, thủy sản tăng 3%/năm). Đến năm 2020, tổng giá trị nông sản hàng hóa chủ lực chiếm 60% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác gấp 1,6 lần so với năm 2015.

- Giai đoạn 2021-2025: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân trên 3%/năm (trong đó: nông nghiệp tăng trên 3%/năm, lâm nghiệp tăng 4%/năm, thủy sản tăng 2%/năm). Đến năm 2025, tổng giá trị nông sản hàng hóa chủ lực chiếm 70% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác tăng cao hơn so với năm 2020.

2. Quy hoạch, cơ cấu hợp lý đất đai, phát triển bền vững các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có chất lượng, có sức cạnh tranh và hiệu quả cao gắn với nhu cầu của thị trường

- Tập trung thâm canh nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm cây mía nguyên liệu 15.500 ha (năng suất bình quân toàn tỉnh đạt trên 80 tấn/ha, chữ đường đạt trên 12 CCS); ổn định vùng chè 8.800 ha (60% diện tích được trồng thay thế bằng giống chất lượng), trong đó trồng mới 500 ha chè đặc sản tại huyện Na Hang; phát triển bền vững vùng cam trên 5.500 ha, vùng lạc hàng hóa trên 4.500 ha (trong đó diện tích lạc giống 300 ha).

- Nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả rừng trồng gỗ nguyên liệu trên 130.000 ha, trong đó rừng gỗ lớn 69.000 ha; sản lượng gỗ khai thác trên 800.000 m3/năm (trong đó: 28% sản lượng là gỗ lớn); từng bước xây dựng trung tâm chế biến gỗ lớn tại Tuyên Quang gắn với phát triển vùng nguyên liệu bền vững.

- Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại, nâng tỷ trọng chăn nuôi tập trung đạt 40 - 50% tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi; đảm bảo tốc độ tăng tổng đàn bình quân: đàn trâu 2%/năm, đàn bò 5%/năm (trong đó đàn bò sữa: 1,91%/năm), đàn lợn 6%/năm, đàn gia cầm 6,7%/năm. Nâng cao thu nhập từ bán trâu giống.

- Mở rộng nuôi cá lồng trên sông, hồ thủy điện, hồ thủy lợi; tăng tỷ trọng nuôi các loại cá bản địa quý hiếm (Dầm Xanh, Anh Vũ, Chiên, Lăng Chấm, Bỗng), các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, đang được thị trường ưa chuộng (cá Lăng Nha, cá Tầm); phấn đấu giá trị cá đặc sản đạt 25% tổng giá trị sản phẩm thủy sản.

- Tiếp tục nghiên cứu thị trường, xây dựng các vùng chuyên canh một số nông sản hàng hóa khác có hiệu quả kinh tế trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

3. Tăng cường thu hút đầu tư và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn đầu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp hàng hóa

- Xây dựng Trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, cơ sở sản xuất giống cây keo lai bằng phương pháp nuôi cây mô; hoàn thiện cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản.

- Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ; tập trung nguồn lực kiên cố hóa kênh mương, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng cam sành, vùng chè, vùng sản xuất hàng hóa tập trung; nâng cấp, xây dựng các tuyến đường ô tô vận chuyển lâm sản kết hợp với dân sinh; đường nội đồng vào vùng sản xuất hàng hóa tập trung cam, chè, mía.

- Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo quy hoạch, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng công trình thủy lợi đa mục tiêu, tạo nguồn nước nuôi trồng thủy sản và tưới chủ động cho cây trồng chủ lực (khuyến khích nhân dân tận dụng mọi điều kiện để tưới cho cây trồng, phấn đấu đến năm 2025 có trên 10% diện tích cam, chè, mía tập trung được tưới chủ động).

- Giải quyết kịp thời những vấn đề thuộc trách nhiệm của địa phương để bảo đảm tiến độ đầu tư dự án: đầu tư phát triển chuỗi giá trị cam; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi; tổ hợp sản xuất giống gia súc, gia cầm; nuôi bò thịt chất lượng cao; nuôi bò sữa kỹ thuật cao; xây dựng các trạm nguyên liệu giấy; các nhà máy chế biến gỗ, viên gỗ nén.

- Khuyến khích, tạo điều kiện đầu tư cải tiến công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm của nhà máy đường; xây dựng cơ sở hạ tầng và vùng sản xuất mía giống công nghệ cao.

- Xây dựng chính sách ưu đãi, mời gọi đầu tư, tập trung thu hút các dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản: Cam, chè Shan tuyết, Lạc…

4. Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, cơ giới, bảo quản, chế biến sau thu hoạch đồng bộ, nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh; tăng cường xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường nông sản hàng hóa.

III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC NGÀNH, ĐƠN VỊ

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ