BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TƯ PHÁP
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
779/KH-BLĐTBXH-BTP
|
Hà Nội, ngày
02 tháng 3 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP LUẬT GIỮA BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ BỘ TƯ PHÁP NĂM 2018
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày
17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP
ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày
04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của tổ chức pháp chế;
Thực hiện Chương trình số
5196/CTr-BLĐTBXH-BTP ngày 11/12/2017 về phối hợp thực hiện công tác pháp luật
giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp giai đoạn 2018 - 2022;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư
pháp thống nhất ban hành Kế hoạch phối hợp thực hiện công tác pháp luật năm
2018 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Thực hiện có hiệu quả Chương trình số
5196/CTr-BLĐTBXH-BTP ngày 11/12/2017 về phối hợp thực hiện công tác pháp luật
giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp giai đoạn 2018 - 2022,
góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và hoàn thiện
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động,
người có công và xã hội để đổi mới căn bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
b) Kế hoạch này là căn cứ để Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm
tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ công tác pháp luật ngành lao động, thương binh
và xã hội năm 2018.
2. Yêu cầu
a) Bám sát các nội dung của Chương trình phối hợp
thực hiện công tác pháp luật giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư
pháp giai đoạn 2018 - 2022; thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, xác định thứ tự
ưu tiên theo yêu cầu công tác năm của hai Bộ.
b) Các hoạt động trong Kế hoạch phải cụ thể, khả
thi, bám sát nội dung nhiệm vụ được giao, đảm bảo thực hiện thiết thực và hiệu
quả.
c) Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các
cơ quan, tổ chức có liên quan.
II. NỘI DUNG
1. Công tác xây dựng pháp luật
1.1. Công tác lập đề nghị xây dựng luật,
pháp lệnh
a) Hoàn thiện hồ sơ đề nghị dự án
Bộ luật lao động (sửa đổi) để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan);
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật dân
sự - kinh tế, Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên
quan).
b) Lập hồ sơ đề nghị dự án Pháp lệnh ưu đãi người
có công với cách mạng (sửa đổi) và dự án Luật người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) đề đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2019.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Cục Người có công, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Vụ Pháp chế và các
đơn vị có liên quan);
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật dân
sự - kinh tế, Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên
quan).
c) Cử cán bộ công chức tham gia góp ý, tham gia
Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá tác động
xã hội và tác động về giới của chính sách do Bộ Tư pháp hoặc các cơ quan khác
chủ trì có liên quan đến lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Các đơn vị có
liên quan).
1.2. Về công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định,
cập nhật văn bản quy phạm pháp luật
a) Xây dựng Bộ luật lao động (sửa đổi) sau khi
Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật dân
sự - kinh tế, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên
quan).
b) Tham gia ý kiến góp ý và cử cán bộ, công chức
tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật, đề án, dự án, chính sách do Bộ Tư pháp được giao xây dựng trình cấp có thẩm
quyền liên quan đến lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Các đơn vị có
liên quan).
c) Chủ động cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời
văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc
chủ trì soạn thảo trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo đúng quy định tại
Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc
gia về pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Công nghệ
thông tin).
2. Công tác kiểm tra, xử lý,
rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
a) Thực hiện việc tự kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật).
b) Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
theo thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương ban hành trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
c) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm
tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ làm
công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa của các đơn vị thuộc Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật).
d) Thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực lao động, người có công và xã
hội và rà soát điều ước quốc tế về lao động, người có công và xã hội với các
văn bản quy phạm pháp luật trong nước để đề xuất sửa đổi, bổ sung.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp luật quốc tế và các đơn vị có liên quan).
3. Công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật
a) Tổ chức phổ biến kịp thời, thường xuyên các
quy định pháp luật mới do hai Bộ được giao chủ trì soạn thảo; tăng cường công
tác theo dõi, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lao động,
người có công và xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến,
giáo dục pháp luật).
b) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
Quyết định số 705/QĐ-TTG ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương
trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 -2021; Quyết định số
1318/QĐ-LĐTBXH ngày 22/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ
biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình
doanh nghiệp” đến năm 2021.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến,
giáo dục pháp luật).
c) Tiếp tục phối hợp rà soát, kiện toàn, củng cố
và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật
ngành lao động, thương binh và xã hội; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến giáo dục pháp luật
trong tình hình mới.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến,
giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan).
d) Phát huy đầy đủ vai trò của Phó Chủ tịch Hội
đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương và thành viên Ban Thư ký Hội
đồng, nhất là trong quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại
hình doanh nghiệp và người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến,
giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan).
e) Hướng dẫn nội dung, hình thức phổ biến giáo dục
pháp luật trong ngành lao động, thương binh và xã hội, trong đó chú trọng phổ
biến pháp luật cho đối tượng đặc thù là người lao động trong các loại hình
doanh nghiệp.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến,
giáo dục pháp luật).
4. Công tác quốc tịch, hộ tịch
a) Đề xuất, thực hiện các giải pháp bảo đảm quyền
lợi cho trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú tại
Việt Nam (đang học tập, được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí như công dân Việt
Nam…) và cung cấp thông tin về các vấn đề này cho Bộ Tư pháp.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Cục Trẻ em, Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc
tịch, chứng thực và các đơn vị có liên quan).
b) Cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực quốc
tịch phục vụ cho việc thực hiện vai trò trong Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền
phụ nữ và trẻ em ASEAN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc
tịch, chứng thực và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Cục Trẻ em, Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
c) Trao đổi, cung cấp thông tin; phối hợp báo
cáo kết quả triển khai thực hiện các Tiểu Đề án 1, 2 trong khuôn khổ Đề án tổng
thể đối với người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam ban hành kèm theo
Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 29/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc
tịch, chứng thực và các đơn vị có liên quan).
5. Công tác quản lý xử lý vi
phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực lao động, người có
công và xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Quản lý xử
lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật).
b) Tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật
trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Quản lý xử
lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật).
6. Công tác hợp nhất văn bản
quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
a) Tập huấn về công tác hợp nhất văn bản quy phạm
pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức thuộc Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật).
b) Thực hiện pháp điển 12 đề mục theo 4 chủ đề
đã được Thủ tướng chính phủ giao tại Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 06/6/2014.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật).
c) Thực hiện pháp điển tiếp theo vào các đề mục
thuộc thẩm quyền pháp điển của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có liên quan đến
lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Các đơn vị có
liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
7. Công tác pháp chế ngành
lao động, thương binh và xã hội
a) Đánh giá việc thực hiện quy định của Nghị định
số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của
tổ chức pháp chế tại các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên quan).
b) Tổ chức Hội nghị giao ban công tác pháp chế Bộ,
ngành năm 2018.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
c) Tổ chức Hội nghị về công tác pháp chế ngành
lao động, thương binh và xã hội năm 2018.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên quan).
d) Củng cố, kiện toàn các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nghề cho đội ngũ công chức, giáo
viên các trường Trung cấp Luật đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Tổ chức cán bộ
và các Trường Trung cấp Luật).
8. Công tác pháp luật quốc tế
a) Xây dựng hồ sơ trình gia nhập Công ước số 88
của ILO về Tổ chức dịch vụ việc làm.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật quốc
tế và các đơn vị có liên quan).
b) Xây dựng hồ sơ trình gia nhập Công ước số 159
của ILO về Tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của người khuyết tật.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật quốc
tế và các đơn vị có liên quan).
c) Xây dựng các báo cáo công ước định kỳ hoặc
theo yêu cầu của Liên hợp quốc và của Tổ chức Lao động quốc tế.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật quốc
tế và các đơn vị có liên quan).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Pháp chế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội) và Vụ Các vấn đề chung về xây dựng Pháp luật (Bộ Tư pháp) chủ trì, đôn đốc,
theo dõi việc thực hiện Kế hoạch; chủ động, phối hợp với các đơn vị có liên
quan của hai Bộ thực hiện và triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch và báo cáo Bộ
trưởng về kết quả thực hiện Kế hoạch này.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Mục II của Kế hoạch và đảm bảo chất lượng,
tiến độ, hiệu quả công việc.
3. Kinh phí bảo đảm thực hiện các hoạt động tại
Kế hoạch này được bố trí trong dự toán của cơ quan, đơn vị chủ trì triển khai thực
hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi
hành./.
TL. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
VỤ TRƯỞNG VỤ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
Nguyễn Hồng Tuyến
|
TL. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
VỤ TRƯỞNG VỤ PHÁP CHẾ
Hà Đình Bốn
|
Nơi nhận:
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội (để báo cáo);
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ Tư pháp (để báo cáo);
- Các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (để thực hiện);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT BLĐTBXH, BTP, Vụ PC BLĐTCXH (10b), Vụ VĐCXDPL BTP (10b).
|