Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2023 phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Số hiệu 77/KH-UBND
Ngày ban hành 28/03/2023
Ngày có hiệu lực 28/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Mai Xuân Liêm
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 3 năm 2023

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025 VÀ GIAI ĐOẠN 2026-2030.

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 2429/BTTTT-CNTT ngày 08/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nội dung phát triển doanh nghiệp công nghệ số dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân về vai trò quan trọng của doanh nghiệp công nghệ số trong việc phát triển kinh tế số và thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từng bước ứng dụng, nghiên cứu, làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, sản xuất các sản phẩm, các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật...) tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

2. Yêu cầu

- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo tính nhất quán, lồng ghép với thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa và đồng bộ với các nhiệm vụ thực hiện các chương trình, chiến lược thực hiện chuyển đổi số của tỉnh đã ban hành.

- Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số hình thành và phát triển trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện chuyển đổi số, tiếp cận và áp dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển doanh nghiệp công nghệ số có năng lực cạnh tranh cao để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền số, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số, đưa sản phẩm công nghệ số để giải quyết các bài toán trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025:

Toàn tỉnh có ít nhất 100 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó ít nhất có 10 doanh nghiệp công nghệ số phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin trọng điểm phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng được đưa vào ứng dụng thực tế tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

b) Đến năm 2030:

Toàn tỉnh có ít nhất 150 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó ít nhất có 15 doanh nghiệp làm chủ công nghệ, cung cấp các sản phẩm, giải pháp phần mềm phục vụ Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng được đưa vào ứng dụng thực tế trên địa bàn tỉnh và các địa phương khác trên cả nước.

3. Định hướng triển khai:

Tập trung xây dựng, phát triển các nhóm doanh nghiệp sau:

a) Các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã khẳng định được thương hiệu, có hướng nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất;

b) Các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội;

c) Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số.

d) Khuyến khích các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi, ứng dụng thành tựu công nghệ số vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

[...]