Kế hoạch 76/KH-BCĐ-TANDTC năm 2021 xây dựng "Đề án xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp" do Ban Chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 76/KH-BCĐ-TANDTC
Ngày ban hành 10/06/2021
Ngày có hiệu lực 10/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Văn Du
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
BAN CHỈ ĐẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76/KH-BCĐ-TANDTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG “ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TÒA ÁN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP”

Triển khai thực hiện Quyết định số 152/QĐ-TANDTC ngày 28/5/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc xây dựng Đề án xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Ban Chỉ đạo ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Đề án với các nội dung, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đề án xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (sau đây gọi tắt là Đề án) theo Chương trình công tác năm 2021 số 08-CTr/BCĐCCTPTW ngày 28/02/2021 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Chương trình công tác toàn khóa số 01-CTr/BCSĐ ngày 15/4/2021 của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026.

2. Yêu cầu

- Xác định cụ thể phạm vi, mục đích, yêu cầu và các hoạt động trọng tâm của Đề án; xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong việc triển khai thực hiện công việc được giao.

- Các hoạt động trong Kế hoạch phải đánh giá được thực trạng công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại Tòa án nhân dân; xu hướng, kinh nghiệm quốc tế; các quy định của pháp luật và sự cần thiết xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam; làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Đề án, làm cơ sở đề xuất xây dựng “Đề án xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”.

- Việc xây dựng Đề án phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Các hoạt động nghiên cứu, xây dựng Đề án

1.1. Tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng nguồn nhân lực, trình độ tin học, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin; nghiên cứu xây dựng Báo cáo tổng kết thực tiễn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Tòa án nhân dân thời gian qua

- Chủ trì: Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao.

- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan.

- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15 tháng 7 năm 2021.

- Kết quả thực hiện: Kết quả khảo sát và Báo cáo tổng kết thực tiễn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Tòa án nhân dân thời gian qua.

1.2. Nghiên cứu xây dựng Báo cáo đánh giá thực trạng các quy định pháp luật có liên quan, kiến nghị, giải pháp và sự cần thiết xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam

- Chủ trì: Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao.

- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan.

- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15 tháng 7 năm 2021.

- Kết quả thực hiện: Báo cáo đánh giá thực trạng các quy định pháp luật có liên quan, kiến nghị, giải pháp và sự cần thiết xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam

1.3. Nghiên cứu xây dựng Báo cáo nghiên cứu một số mô hình Tòa án điện tử trên thế giới và bài học kinh nghiệm (trong đó tập trung phân tích sâu mô hình và kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, phát triển Tòa án điện tử của Trung Quốc và Hàn Quốc); thu thập tài liệu Quốc tế có liên quan phục vụ xây dựng Đề án.

- Chủ trì: Vụ Hợp tác quốc tế Tòa án nhân dân tối cao.

- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan.

- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15 tháng 7 năm 2021.

- Kết quả thực hiện: Báo cáo nghiên cứu một số mô hình Tòa án điện tử trên thế giới và bài học kinh nghiệm và các tài liệu Quốc tế có liên quan phục vụ nghiên cứu xây dựng Đề án.

1.4. Đề xuất nội dung chính, xây dựng Đề cương Đề án

[...]