Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2015 rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hiệu 74/KH-UBND
Ngày ban hành 08/05/2015
Ngày có hiệu lực 08/05/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Đàm Văn Bông
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/KH-UBND

Hà Giang, ngày 08 tháng 05 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

RÀ SOÁT, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, TINH GIẢN BIÊN CHẾ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CẤP TỈNH VÀ UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành kèm theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về Chính sách tinh giản biên chế và Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP;

Căn cứ Thông báo số 466-TB/TU ngày 16/4/2015 của Tỉnh ủy Hà Giang về việc thông báo Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trong buổi làm việc với Thường trực UBND tỉnh và các ngành về công tác cải cách hành chính;

y ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích

- Rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy; biên chế, số lượng người làm việc, lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao (gọi chung là biên chế) trong tất cả các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện (gọi chung là cơ quan, đơn vị, địa phương) trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn, thực sự hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tăng dần tự chủ kinh phí, giảm chi ngân sách, giải thể hoặc tổ chức lại các cơ quan, đơn vị hoạt động không hiệu quả.

- Đề xuất Phương án và lộ trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đối với các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện sắp xếp, kiện toàn phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị;

- Trong quá trình sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị không bị gián đoạn, xáo trộn; sau sắp xếp, kiện toàn lại hoạt động tốt hơn, hiệu quả cao hơn; tập trung huy động, phát huy tim năng đội ngũ và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có.

- Việc giải quyết chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động sau khi sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đúng quy định và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

II. NGUYÊN TẮC

1. Việc rà soát, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị được tiến hành đồng bộ, toàn diện từ việc rà soát chức năng, nhiệm vụ (theo Quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, tránh chồng chéo, bỏ sót, thực hiện chưa đủ v.v...), đến việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong (Phòng Ban, Chi cục, Trường học, Bệnh viện v.v...), gắn với việc thực hiện bố trí cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị theo vị trí việc làm cho phù hợp, đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu.

2. Tránh chia nhỏ, phân tán chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, những đơn vị có chức năng nhiệm vụ giống nhau thì đề xuất sáp nhập, hp nhất; Đơn vị sự nghiệp hoạt động hiệu quả thấp thì đề xuất giải thể, chuyển giao nhiệm vụ cho đơn vị khác thực hiện hiệu quả hơn; Đơn vị sự nghiệp có khả năng khai thác nguồn thu thì chuyển sang mô hình tự trang trải kinh phí, những nhiệm vụ mà doanh nghiệp hoặc thành phần kinh tế khác có thể thực hiện hoặc thực hiện hiệu quả hơn thì đề xuất chuyển giao.

3. Việc sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm bảo đảm "Đúng người, đúng việc", đặt yêu cầu chất lượng, ổn định lâu dài lên hàng đầu để nâng cao chất lượng công tác. Gắn việc sắp xếp với tinh giản biên chế theo quy định.

III. NỘI DUNG

1. Về rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy

1.1. Về công tác rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy

a) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hiện tại, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo rà soát từng đơn vị trực thuộc sau đó tổng hợp chung toàn Ngành, UBND cấp huyện, cụ thể:

- Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, nêu rõ những nhiệm vụ còn chồng chéo (kể cả chồng chéo giữa các phòng, đơn vị trực thuộc hoặc chồng chéo giữa nhiệm vụ của Sở, đơn vị trong Sở với Sở khác, với đơn vị khác), hoặc nhiệm vụ thuộc lĩnh vực của ngành nhưng còn bỏ sót; những bất cập, vướng mắc trong công tác tổ chức bộ máy hiện nay;

- Đánh giá chính xác mức độ, kết quả thực hiện (xác định rõ những nhiệm vụ đã thực hiện được, những nhiệm vụ chưa thực hiện được, nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết trong thời gian tiếp theo) của từng phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc;

- Đối với nhiệm vụ còn chồng chéo thì phân tích kỹ để làm rõ nguyên nhân chồng chéo (do quy định của Trung ương hay do Quyết định ban hành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương) để nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xut cơ quan thẩm quyền;

- Đối với nhiệm vụ cần phối hợp nhiều ngành thì đề xuất để đưa vào Quy chế phối hợp trong đó phân định rõ cơ quan chủ trì và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan;

- Đánh giá khái quát về hiện trạng cơ sở vật chất hiện có, những thuận lợi, khó khăn và đề xuất, kiến nghị.

(Thống kê theo Biểu số 01, 02).

[...]