ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 690/KH-UBND
|
Bình
Dương, ngày 20 tháng 02 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
DỰ TRỮ HÀNG HÓA THIẾT YẾU ỨNG PHÓ KHI DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP
DO VI RÚT COVID-19 GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày
28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh (bệnh viêm đường hô
hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra) gây ra; Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu ứng phó khi dịch bệnh viêm đường hô
hấp cấp do chủng mới của vi rút Covid-19 gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
Đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu
bình ổn thị trường phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân khi dịch bệnh viêm đường
hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và ổn định
tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các doanh nghiệp đảm bảo dự trữ,
cung ứng hàng hóa đủ số lượng, chất lượng theo yêu cầu.
- Khi xảy ra dịch bệnh viêm đường hô
hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa theo sự điều
phối của các cơ quan chức năng để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
Các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân
dân ứng phó khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra bao gồm
lương thực (gạo, nếp...); thực phẩm chế biến (đường, sữa, bột ngọt, dầu ăn, nước chấm, nước giải khát, bánh mứt, kẹo...); thực phẩm tươi sống (thịt gia
súc, gia cầm, trứng gà, trứng vịt, rau củ, quả...); mặt hàng xăng dầu; thuốc trị
bệnh cho người với tổng giá trị hàng hóa dự kiến là 4.167,5 tỷ đồng (không tính
xăng dầu, thuốc trị bệnh), cụ thể giao cho 12 doanh nghiệp (10 siêu thị) tham
gia:
- Chi nhánh Liên Hiệp Hợp tác xã TM
TPHCM Co.op Mart Bình Dương:
+ Siêu thị Co.op mart I: 375,896 tỷ đồng;
+ Siêu thị Co.op mart II: 117,931 tỷ
đồng;
- Công ty TNHH TTTM Lotte Việt Nam -
Bình Dương (Siêu thị Lotte): 160,825 tỷ đồng;
- Công ty TNHH MTV Đông Hưng (Siêu thị
Aeon Citimart BD): 60,368 tỷ đồng.
- Công ty TNHH EB Bình Dương (Siêu thị
BigC Bình Dương và Siêu thị BigC Dĩ An): 692,442 tỷ đồng;
- Chi nhánh Công ty TNHH Mega Market
Việt Nam tại Bình Dương (Siêu thị MM Mega Market): 407,478 tỷ đồng;
- Công ty CP DV TM Tổng hợp Vincommerce chi nhánh Bình Dương:
+ Siêu thị Mỹ Phước: 188,616 tỷ đồng;
+ Siêu thị Vinmart Dĩ An: 188,616 tỷ
đồng;
+ Siêu thị Vinmart Dĩ An 2: 325,974 tỷ
đồng;
- Công ty CP Thương mại Du lịch Bình
Dương: 135 tỷ đồng (bình quân mỗi tháng khoảng 50.000 thùng bia, nước giải
khát);
- Chi nhánh Công ty TNHH MTV Việt Nam
Kỹ Nghệ Súc Sản (Cửa hàng thực phẩm Vissan Bình Dương): 44,978 tỷ đồng;
- Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt
Nam chi nhánh Bình Dương: 1.374,8 tỷ đồng;
- Công ty TNHH Phạm Tôn (thịt gia cầm):
22 tỷ đồng;
- Công ty TNHH Ba Huân (trứng gia cầm):
17,6 tỷ đồng;
- Về lương thực:
giao cho Tổng Công ty TM XNK Thanh Lễ - CTCP giữ mức dự trữ từ 5.000 - 7.000 tấn
gạo (1 tấn khoảng 12 triệu đồng).
(Bảng
tổng hợp Kế hoạch chi tiết kèm theo).
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Công
Thương.
- Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số
6149/KH-UBND ngày 02/12/2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về bình ổn thị trường
các mặt hàng thiết yếu năm 2020 trên
địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Tổ chức làm việc thống nhất với các
doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường là phải chủ động
ký hợp đồng hàng hóa với nhà cung cấp, đảm bảo số lượng nguồn hàng hóa thiết yếu
tại các doanh nghiệp trong mùa dịch do vi rút Covid-19 gây ra, đảm bảo chất lượng,
an toàn vệ sinh thực phẩm phải đảm bảo đủ số lượng hàng hóa thiết yếu, kể cả
khoảng 200 cửa hàng tiện ích, siêu thị mini...;
Đảm bảo khi tình huống khi dịch xảy
ra tránh tình trạng thu mua gom để dự trữ, ghim hàng nhằm bảo đảm an sinh xã hội,
cải thiện đời sống nhân dân và phải tổ chức tốt hệ thống phân phối từ tỉnh xuống
huyện, thị xã, thành phố nhằm kích thích tiêu dùng của nhân dân.
- Phối hợp với các đơn vị có liên
quan tăng cường kiểm tra công tác quản lý nguồn hàng thiết
yếu dự trữ tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh nhằm quản
lý tốt công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19
gây ra, kiểm soát giá cả nhằm giữ vững mặt bằng giá các mặt hàng thiết yếu, giảm chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trên
nguyên tắc không bị lỗ.
2. Cục Quản lý thị
trường.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát thị trường hàng hóa. Đồng thời, xử lý nghiêm những hành vi tăng giá bất hợp
lý, đầu cơ găm hàng làm phương hại đến lợi ích người tiêu
dùng, kiên quyết xử lý hành vi vi phạm hàng gian hàng giả,
hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc và chủ trì phối hợp
các ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường
kiểm tra các vụ việc mua bán, vận chuyển mua bán động vật hoang dã trái phép.
3. Sở Tài chính.
Phối hợp cùng Sở Công Thương và các sở
ngành liên quan kiểm tra giá bán các mặt hàng hóa thiết yếu và chương trình
bình ổn giá.
4. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Phối hợp các ngành chức năng kiểm tra
về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm tươi sống, đảm bảo cung ứng cho thị trường như: trứng gia cầm , thịt gia súc,
gia cầm, rau củ quả, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, thực hiện tốt công
tác phòng chống bệnh dịch trên cây trồng, vật nuôi.
5. Sở Y tế.
- Phối hợp với các ngành có liên quan
tổ chức các đoàn kiểm tra về vấn đề cung ứng, phân phối các trang thiết bị y tế,
khẩu trang không để các cơ sở bán hàng đầu cơ, trục lợi từ việc nhu cầu sử dụng
tăng cao.
6. Sở Thông tin
và Truyền thông.
- Chỉ đạo các cơ quan báo, đài để đưa
tin về chương trình nội dung liên quan đến kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu ứng
phó khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19
gây ra trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức tuyên
truyền cho người dân thực hiện việc đeo khẩu trang và sử dụng nước rửa tay ở những
nơi cần thiết theo quy định của ngành y tế.
7. UBND các huyện,
thị xã, thành phố.
- Tổ chức làm việc với các Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác, quản lý chợ trên địa bàn về
công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra
tại các chợ truyền thống, hình thức phân phối, sử dụng khẩu
trang, gel khô rửa tay và các thiết bị y tế khác trong phạm
vi chợ.
- Tăng cường công tác quản lý hàng
hóa thiết yếu, nắm tình hình dự trữ hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường tại các chợ truyền thống và các cửa hàng tiện ích, siêu thị mini...trên địa bàn, đảm bảo phục
vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân, an toàn thực phẩm, không để xảy ra tình
trạng ghim hàng, tăng giá bất hợp lý. Định kỳ hàng tháng, quý có báo cáo về Sở
Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Ban chỉ đạo 389 các huyện, thị xã,
thành phố thường xuyên tổ chức kiểm tra việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết
hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là các mặt hàng khẩu trang,
gel rửa tay khô và các thiết bị y tế khác; kiểm soát hàng hóa có nguồn gốc từ động
vật hoang dã trên thị trường.
8. Doanh nghiệp
tham gia bình ổn thị trường.
- Chủ động ký hợp đồng hàng hóa với
nhà cung cấp, để kịp thời đảm bảo dự trữ phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân
khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra.
- Đảm bảo số lượng, chất lượng hàng
hóa; niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng
theo quy định.
- Trường hợp thị trường có biến động ảo
do có hiện tượng làm giá, tạo khan hiếm giả, làm biến động
thị trường, doanh nghiệp phải chấp hành việc cung ứng hàng
hóa theo sự điều phối của Sở Công
Thương.
- Định kỳ hàng tháng, quý có báo cáo
về mức dự trữ hàng hóa thiết yếu và nêu những khó khăn, đề xuất về Sở Công
Thương để kịp thời báo cáo về UBND tỉnh có hướng chỉ đạo.
Trên đây là Kế hoạch
dự trữ hàng hóa thiết yếu ứng phó khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút
Covid-19 gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ủy ban nhân
dân tỉnh yêu cầu các sở ngành có liên quan, Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường
tổ chức triển khai thực hiện. Trong
quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo, tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TT.TU, TT.HĐND, ĐĐBQH tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT;
- Các đơn vị: CT,TC,YT,NN-PTNT, C.QLTT, TTTT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo, Đài PTTH Bình Dương;
- Các DN tham gia bình ổn thị trường;
- LĐVP, Tr, TH; web;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Trúc
|