Kế hoạch 7275/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đen năm 2045 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 7275/KH-UBND
Ngày ban hành 21/08/2023
Ngày có hiệu lực 21/08/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Ngọc Phúc
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7275/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 21 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đen năm 2045; Kết luận của Chủ tịch HĐND tỉnh tại Phiên họp thứ 17 về nước sinh hoạt nông thôn tại Thông báo kết luận số 43/TB-HĐND ngày 12/5/202; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với những nội dung như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

a) Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết tắt là Chiến lược) đà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tổ chức, triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh nham phát huy hiệu quả cao, thúc đẩy công tác cấp nước sạch và vệ sinh môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn.

b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về tính chất, tầm quan trọng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để triển khai thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện, từng bước nâng cao chất lượng công tác cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

2. Yêu cầu:

a) Xác định hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ chính trị, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; do đó, phải thực hiện theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng; đẩy mạnh xã hội hóa cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, thu hút các nguồn lực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn tập trung, đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững.

b) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch này phải nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp chính quyền, các sở ngành, đơn vị có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ, đồng thời kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, đánh giá để kịp thời điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp, tháo gỡ khó khăn trong tổ chức thực hiện

II. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

Đảm bảo người dân nông thôn được tiếp cận, sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh.

Bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Đến năm 2030: Phấn đấu trên 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; 100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân. Phấn đấu 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

b) Đến năm 2045: Phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại dược xử lý chất thải chăn nuôi.

III. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện:

1. Tuyên truyền, phổ biến, thông tin, giáo dục, truyền thông kiến thức về tầm quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn:

a) Chính quyền các cấp, các sở ngành, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Chiến lược, kế hoạch thực hiện đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nước sạch và vệ sinh nông thôn, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nước sạch, đảm bảo vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nông thôn trong tình hình mới tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân; kết quả tuyên truyền cần đạt được là nâng cao nhận thức về tính quan trọng của công tác sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thay đổi hành vi, thói quen, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả xác định được đây là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, liên quan trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội vệ sinh môi trường nông thôn.

b) Tuyên truyền, vận động tổ chức, nhân dân, giám sát, quản lý, chủ động xã hội hóa đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, quản lý vận hành các công trình cấp nước sạch nông thôn; chủ động tích trữ, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, thu gom, xử lý rác thải, tránh hiện tượng sử dụng lãng phí nước sạch, thải bỏ chất thải vào nguồn nước, môi trường nông thôn.

c) Tổ chức phát động Tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hàng năm và triển khai các hoạt động hưởng ứng; đa dạng loại hình truyền thông, kết hợp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung vào vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Về hoàn thiện cơ chế, chính sách:

a) Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

b) Xây dựng chính sách xã hội hóa, thu hút đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh.

c) Hoàn thiện quy định về quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn.

3. Cấp nước sạch nông thôn:

a) Cấp nước sạch tập trung:

[...]