Kế hoạch 724/KH-UBND năm 2022 thực hiện nội dung “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực, và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, giai đoạn 2021-2025” theo Chương trình 08-CTr/TU do tỉnh Cao Bằng ban hành

Số hiệu 724/KH-UBND
Ngày ban hành 29/03/2022
Ngày có hiệu lực 29/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Hoàng Xuân Ánh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 724/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 29 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NỘI DUNG “XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CÁC CẤP, NHẤT LÀ CẤP CHIẾN LƯỢC CÓ ĐỦ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC, VÀ UY TÍN NGANG TẦM NHIỆM VỤ, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025” THEO CHƯƠNG TRÌNH SỐ 08-CTr/TU NGÀY 16/7/2021 CỦA TỈNH ỦY CAO BẰNG

Thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Tỉnh ủy Cao Bằng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn nhằm khắc phục điểm nghẽn, nút thắt về chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2025 (Chương trình số 08-CTr/TU của Tỉnh ủy), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện nội dung “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực, và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, giai đoạn 2021 - 2025”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1. Quán triệt nghiêm túc, sâu sắc Chương trình số 08-CTr/TU của Tỉnh ủy; nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp; nắm vững quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chương trình số 08-CTr/TU của Tỉnh ủy để tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Theo đó, xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đtriển khai thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Tỉnh ủy đảm bảo thống nhất, đồng bộ.

2. Tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đổi mới công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, cơ cấu hợp lý, đảm bảo kế thừa và phát triển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, làm cơ sở để tiến hành kiểm tra, giám sát, thanh tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Tỉnh ủy.

3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương, trước hết là người đứng đầu căn cứ Chương trình số 08-CTr/TU của Tỉnh ủy và nội dung của Kế hoạch này, đánh giá tình hình và yêu cầu thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình để xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, sát đúng, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, thực hiện có hiệu quả; kịp thời khắc phục những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện.

4. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp ngang tầm nhiệm vụ, có tư duy khoa học, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong các ngành, lĩnh vực trụ cột, trọng điểm, mang tính đột phá của tỉnh.

2. Yêu cầu

Việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách thu hút nhân lực, luân chuyển, quản lý cán bộ, công chức, viên chức tại Chương trình số 08-CTr/TU của Tỉnh ủy đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, thống nhất với các quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng và quản lý sử dụng cán bộ, công chức, viên chức;

Phân công rõ nhiệm vụ của tng cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện; làm căn cứ để kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề án.

II. MỤC TIÊU

1. Phấn đấu đến năm 2025: 80% trở lên cán bộ quy hoạch Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chức danh quy hoạch.

2. Phấn đấu đến năm 2025: 100% trở lên cán bộ quy hoạch Giám đốc, Phó Giám đốc các sở, ngành, được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chức danh quy hoạch; 100% cán bộ được phân công, bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc, Phó Giám đốc các sở, ngành tương đương; cán bộ chủ chốt cấp huyện được bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới theo chức danh.

3. Phấn đấu đến năm 2025: có từ 50-60% cán bộ lãnh đạo cấp sở, cấp huyện trong độ tuổi luân chuyển, có từ 50-60% cán bộ chủ chốt cấp xã trong độ tuổi luân chuyển được luân chuyển, điều động, đào tạo, bồi dưỡng và trải qua các chức danh lãnh đạo, quản lý để thử thách, rèn luyện, nâng cao năng lực thực tiễn ở các lĩnh vực, địa bàn khác nhau, tạo nguồn cán bộ cho nhiệm kỳ mới. Phấn đu có ít nhất 50% các huyện, thành phố có cán bộ của địa phương được giới thiệu tham gia ứng cử nhân sự cấp ủy tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030.

4. Phấn đấu đến năm 2025: có từ 10-15% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở dưới 40 tuổi, trong đó có khoảng 20-25% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp huyện (nam dưới 45 tuổi, nữ dưới 42 tuổi): 100% có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (B1 hoặc tương đương); 100% đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, trong đó có 50% trở lên đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

5. 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện các cơ quan, đơn vị, ban thường vụ cấp ủy cấp huyện quản lý đạt chuẩn trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, quốc phòng an ninh, kỹ năng công vụ; có năng lực thực tiễn, năng lực tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao hằng năm.

6. 100% cán bộ chủ chốt cấp xã (Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND cấp xã) được đào tạo trình độ chuyên môn đại học; 100% đạt chuẩn về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học.

7. Đến hết năm 2025, cử đào tạo 15-20 tiến sĩ và tương đương, 200 thạc sĩ và tương đương trở lên ở các lĩnh vực nông nghiệp, văn hóa, du lịch, giáo dục, y tế, tin học, xây dựng, giao thông, kinh tế đối ngoại, công thương, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác.

8. Xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá cán bộ giai đoạn 2021-2025, theo hướng gắn kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ với sản phẩm cụ thể; lấy chất lượng, hiệu quả, sản phẩm công việc làm thước đo chủ yếu.

III. NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN

Các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, cụ thể như sau:

1. Tăng cường quán triệt và chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu sâu sắc, toàn diện những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ. Kịp thời uốn nắn, cương quyết chấn chỉnh những nhận thức lệch lạc của cán bộ, công chức, viên chức.

2. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, quy định, quy chế về công tác cán bộ; thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quy định, quy chế về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa các quy định, quy chế, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh về công tác cán bộ theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung đảm bảo thống nhất, đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

3. Thực hiện nghiêm chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị, nội dung xây dựng Đảng và cập nhật kiến thức mới hằng năm phù hợp với từng đối tượng cán bộ; kết hợp đào tạo với rèn luyện qua thực tiễn để nâng cao bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng cho đội ngũ cán bộ các cấp. Khắc phục tình trạng lười học, ngại học, xem nhẹ việc học tập lý luận chính trị và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đề cao tính tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kịp thời biểu dương, nêu gương những điển hình tiên tiến, những cá nhân tiêu biểu có tinh thần tận tụy, nhiệt huyết với công việc, dám hy sinh vì lợi ích chung, gần gũi, gắn bó mật thiết với Nhân dân; kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện suy thoái, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; xử lý trách nhiệm nghiêm túc đối với các trường hợp sai phạm.

4. Nâng cao trách nhiệm, tổ chức thực hiện đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả các khâu trong công tác cán bộ; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm; tuyển dụng đúng người, bố trí đúng việc, tạo môi trường thuận lợi, cơ hội, điều kiện đ cán bộ phát huy sở trường, yên tâm công tác, cống hiến, trưởng thành. Quan tâm chăm lo đào tạo phát triển nguồn nhân lực; bồi dưỡng và trọng dụng cán bộ có trình độ cao, cán bộ trẻ có năng lực, triển vọng; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên tất cả các lĩnh vực. Rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ, công chức, viên chức chủ chốt các cấp hợp lý về cơ cấu, giảm số lượng, nâng cao chất lượng theo vị trí việc làm phù hợp với năng lực, sở trường và uy tín của cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm tiêu chun chức danh theo quy định gắn với việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm thực hiện mục tiêu cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.

[...]